Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Phát triển các khu đô thị đại học: Thiếu quy chế quản lý

TP.HCM hiện có 4 khu đại học tập trung, nằm ở các cửa ngõ ra vào thành phố. Tuy nhiên, các khu đại học tập trung này mới trong giai đoạn hình thành, còn vướng quy chế quản lý.

Sau nhiều năm thực hiện kế hoạch di dời các trường đại học ra vùng ven để giảm áp lực giao thông cho khu vực nội thành, TP HCM đã hình thành được 4 khu quy hoạch đại học tập trung. Đó là, khu vực phía Đông Bắc thuộc địa bàn quận Thủ Đức và một phần huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương với diện tích 650 ha của 8 trường đại học và 2 viện nghiên cứu thuộc Đại học quốc gia TP HCM; Phía Tây Bắc thành phố, thuộc huyện Củ Chi và một phần huyện Hóc Môn cũng đã hình thành khu đô thị đại học Tây Bắc với diện tích 10.000 ha. Dự kiến cũng có hơn 10 trường đại học, cao đẳng được dời về đây. Trong đó phải kể tới các trường có diện tích rất lớn như: đại học Quốc Tế 1.000 ha, đại học Y - Dược 100 ha và đại học Mê Kông 100 ha. Tại khu vực Nam Sài Gòn, Nhà Bè cũng tập trung nhiều trường đại học, nhưng với quy mô diện tích nhỏ hơn, từ 5 - 55 ha; Tại khu vực Tây Nam thành phố cũng bắt đầu hình thành bóng dáng một số khu đại học tập trung sau khi đại học Tân Tạo và một số trường đại học khác đang xúc tiến việc di dời về đây.

Phù hợp xu thế

Theo PGS TS Nguyễn Minh Hòa, bộ môn Đô thị học, trường Đại học KHXH & NV TP HCM, với sự hình thành các khu đại học tập trung ở cả 4 hướng cửa ngõ của thành phố này, tương lai sẽ có hơn nửa triệu sinh viên đang tập trung ở khu vực trung tâm chuyển ra vùng ven, cách xa từ 7 - 20 km. Khi đó chắc chắn tình trạng kẹt xe và tai nạn giao thông sẽ được cải thiện và hạ tầng đô thị ở vùng lõi trung tâm cũng được giảm tải. Mặt khác, khi có tới 70% sinh viên đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn thành phố đều quê miền Trung hoặc phía Bắc, phần lớn trong số này lại đang đi thuê nhà nên khi các trường đại học được dời ra ngoại thành thì các khu đại học này sẽ thu hút sinh viên di dời chỗ ở theo, không nhất thiết phải ở trung tâm thành phố. Đây cũng là điều kiện để TP HCM đạt mục tiêu giảm dân số các quận nội thành xuống dưới 3,5 triệu người. Như vậy, xu hướng hình thành các khu đô thị đại học tại TP HCM, Hà Nội và một số tỉnh thành khác đang dần dần rõ nét, phù hợp với xu thế vận động chung và không thể cưỡng lại được.

Nhưng thiếu cơ chế

Hiện, các khu đại học tập trung mới đang trong giai đoạn hình thành, còn vướng nhiều cơ chế. Trong đó, ngay cả tên gọi “đô thị đại học” cũng đang còn nhiều ý kiến tranh cãi.

Theo PGS TS Nguyễn Minh Hòa, cho tới nay, khái niệm “đô thị đại học” không có trong bất cứ văn bản nào của các cấp chính quyền hoặc các bộ ngành chức năng. Khái niệm này gần như cũng không tồn tại trong các nhà hoạch định chính sách phát triển đô thị. Bởi vì hiện nay mới chỉ có khái niệm “khu đại học tập trung” tức là gom các trường đại học, cao đẳng về tập trung tại một khu vực, trong khi “đô thị đại học” lại là một trạng thái hoàn toàn khác. Nếu khu đại học tập trung chỉ là một phép cộng cơ học của các trường đại học rời rạc trên một khu đất lại với nhau, thì ngược lại, “đô thị đại học” lại là một hệ thống nhất về cơ sở hạ tầng phục vụ việc giảng dạy; dịch vụ, kỹ thuật và công tác quản lý, an ninh cho nhiều trường đại học trong phạm vi khu đô thị cùng một lúc. Thực tế cho thấy, do quy hoạch di dời theo kiểu tự phát nên cho tới nay, các trường đại học ở khu vực Tây Bắc thành phố vẫn đang trong giai đoạn quy hoạch chi tiết, phân tán và chưa hình thành rõ nét.

Bên cạnh đó, cơ chế di dời các trường đại học từ trung tâm ra ngoại thành còn chưa rõ ràng. Đại diện ĐHQG TP HCM cho rằng: để di dời các trường đại học từ trung tâm ra ngoại thành, chính quyền TP HCM không nhất thiết phải đặt điều kiện hoán đổi diện tích phần đất quy hoạch ở ngoại thành để lấy diện tích đất xây dựng của các trường đại học trong nội đô. Bởi sự hiện diện của một số trường đại học truyền thống, các viện nghiên cứu từ vài chục tới hàng trăm năm tại trung tâm cũng sẽ làm gia tăng nét “trí tuệ văn hóa” cho thành phố. Đây cũng là niềm tự hào của người dân và làm nên sự khác biệt giữa trung tâm kinh doanh với trung tâm đa chức năng.

(Theo Nguyễn Thành // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • “Không nên có nhiều công ty định mức tín nhiệm”
  • Doanh nghiệp muốn nộp thuế đất cũng khó
  • Kinh doanh du thuyền trên vịnh Hạ Long: “Mắc cạn” vì... hướng dẫn
  • Doanh nghiệp trọng tòa hơn trọng tài
  • Nhiều kẽ hở từ dự thảo Luật Hải quan
  • Thêm bệnh vì giá thuốc tăng cao
  • DN nhập xe ôtô Hải Phòng : “Ngồi trên... lửa”
  • Báo cáo kiểm toán: Nội dung nào không được ngoại trừ?
  • Người tiêu dùng sẽ được bảo vệ như thế nào?
  • Luật Giá: Một bước lùi?
  • “Gỡ rối” trong kiểm tra hải quan đối với C/O mẫu E
  • Góp vốn bằng thương hiệu : DN “bơi” cách nào cũng đúng
  • Vụ “Chầu chực hoàn thuế”: Ai cũng thấy mình thiệt
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%