Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Rà soát Luật Hải quan: Từ “người gác cổng”...

Luật Hải quan sửa đổi 2005 đến nay  đã bộc lộ nhiều quy định pháp luật chưa bắt nhịp với sự thay đổi nhanh chóng của kinh tế thế giới và VN.

Theo Báo cáo rà soát của VCCI có tới trên 20 nội dung cần xem xét sửa đổi. Trong đó, một trong những nội dung khiến nhiều DN và chuyên gia quan tâm là vấn đề đại lý hải quan. Thực tế, Luật Hải quan đã có hiệu lực từ lâu nhưng đến nay vai trò của các đại lý hải quan vẫn hầu như chưa phát huy. Với hơn 10.000 DN xuất nhập khẩu tại TP HCM, nhưng chỉ có 55 đại lý tại đây. Còn Hà nội thì lực lượng này chỉ là 12 đại lý Hải quan.

Yếu đại lý hải quan

Ông Nguyễn Thâm – GĐ Cty Tân Tiên Phong cho biết, đã hơn 10 năm nay đã có sự bàn bạc cùng nhiều văn bản, quy định về nghề nghiệp đại lý hải quan, và cũng đã thành lập cả Hiệp hội Đại lý Hải quan VN nhưng đến nay vẫn chưa có hoạt động gì. Ông Thâm cho rằng, cần phải quy định rõ ràng, cụ thể những nội dung về đại lý hải quan. Đặc biệt là ở VN chúng ta chưa có tập quán đại lý hải quan nộp thuế XNK thay chủ hàng.

VN đã ký kết gia nhập Công ước quốc tế về đơn giản hoá và hài hoà thủ tục hải quan (Công ước Kyoto sửa đổi) từ năm 2008. Bà Đặng Thị Bình An - Chủ tịch Hội đồng thành viên, Cty TNHH Tư vấn thuế C&A cho rằng, theo Công ước Kyoto thì “bên thứ ba” có thể là đại lý hải quan, người giao nhận hàng, người vận chuyển đa phương thức... và họ có thể thay mặt chủ hàng thực hiện một hoặc một số giao dịch với cơ quan hải quan. Trong khi hiện nay, Luật Hải quan mới đề cập đến các nội dung này dưới góc độ bên thứ ba là đại lý hải quan. Theo bà An, ngoài đại lý hải quan cần mở rộng thêm các đối tượng khác, mở rộng các hoạt động bên thứ ba được giao dịch với cơ quan hải quan. Tuy nhiên, Luật Hải quan cần phân định rõ quyền, nghĩa vụ của bên thứ ba và chủ hàng trước pháp luật. Hiện trách nhiệm và quyền lợi của bên thứ ba vẫn chưa tương sứng.

Bao giờ hết rườm rà

Luật Hải quan giữa vai trò gác cửa cho nền kinh tế. Trong nền kinh tế toàn cầu hoá, Luật Hải quan phải là người gác cửa thông thái và mẫn cán. Để giúp nền kinh tế được khoẻ mạnh, Luật Hải quan phải đảm bảo các luồng hàng hoá ra vào được đầy đủ, kịp thời và sạch sẽ.

Tuy nhiên, đôi khi cơ quan quản lý đã ban hành những thủ tục hành chính theo hướng thuận lợi cho mình mà không quan tâm đến DN hoặc trái với các quy định của văn bản quy phạm pháp luật cấp trên. Theo bà Trần Thị Tố Uyên – Chuyên gia Dự án Sáng kiến cạnh tranh VN, một số thủ tục hành chính được quy định trái với văn bản quy phạm pháp luật cấp trên, như: đăng ký Danh mục hàng hóa nhập khẩu được miễn thuế; báo cáo quyết toán việc sử dụng hàng hóa miễn thuế; Đồng thời, quy định cá nhân, tổ chức bắt buộc phải đăng ký danh mục hàng miễn thuế ở một cơ quan hải quan được chỉ định.

Thực tế nhiều thủ tục hoàn toàn có thể đơn giản được. Theo LS Đào Ngọc Chuyền - Trưởng Văn phòng Luật sư Đào và Đồng nghiệp, thủ tục nộp thuế khi tạm nhập và hoàn thuế khi tái xuất có khi chỉ cách nhau 1 đến 2 ngày. DN phải nộp thuế ngay khi tạm nhập và cơ quan Hải quan phải hoàn thuế ngay khi hàng hóa được tái xuất. Trong khi đó, ùn tắc trong việc giải quyết các thủ tục như trên gây vướng mắc cho cả DN và cơ quan Hải quan. Do đó, có thể sửa đổi, bổ sung đối với hàng hóa tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất tái nhập thì thời hạn nhập hàng và xuất hàng do DN đăng ký với cơ quan hải quan, khi làm thủ tục tạm nhập hoặc tạm xuất. Nếu quá thời hạn đăng ký mà DN không làm thủ tục tái xuất hoặc tái nhập thì sẽ phải nộp thuế theo quy định của pháp luật.

Thực tế, tình trạng các DN bị phiền hà, gặp những khó khăn vô lý tại các cửa khẩu khi làm thủ tục hải quan vẫn còn không ít. Hàng hoá chậm thông quan gây thiệt hại không nhỏ cho DN. Luật gia Vũ Xuân Tiền - Chủ tịch Hội đồng Thành viên Cty Tư vấn VFAM VN cho rằng, các quy định về điều kiện và tiêu chuẩn của cán bộ công chức hải quan đã được quy định trong Luật vẫn chưa phù hợp. Luật cần bổ sung trường hợp công chức hải quan cố tình gây khó khăn, phiền hà, gây thiệt hại cho người làm thủ tục hải quan thì phải bồi thường thiệt hại theo Luật trách nhiệm bồi thường nhà nước.

Box: DN, chuyên gia có thể đóng góp ý kiến cho các luật bằng cách gửi thư đến Ban Pháp chế VCCI (số 9 Đào Duy Anh, quận Đống Đa, Hà Nội) hoặc email: huynhth@vcci.com.vn; thuypm@vcci.com.vn; hongntd@vcci.com.vn. Bên cạnh đó, Ban tổ chức đã lập trang web: http://luatsuadoi.vibonline.com.vn đăng tải toàn bộ dự thảo báo cáo rà soát của 16 luật đang được rà soát và công cụ diễn đàn thảo luận để DN, chuyên gia đăng ký thành viên vào góp ý.

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

  • “Không nên có nhiều công ty định mức tín nhiệm”
  • Doanh nghiệp muốn nộp thuế đất cũng khó
  • Kinh doanh du thuyền trên vịnh Hạ Long: “Mắc cạn” vì... hướng dẫn
  • Doanh nghiệp trọng tòa hơn trọng tài
  • Nhiều kẽ hở từ dự thảo Luật Hải quan
  • Luật chuyên ngành "gặm nhấm" Luật Doanh nghiệp
  • Kiểm tra sau thông quan : Chính sách không rõ, hải quan bó tay
  • Luật Đầu tư: Nhiều rào cản doanh nghiệp
  • Khó chặn buôn lậu, hàng giả do thuốc chưa đủ liều!
  • Đình đốn sản xuất, tháo gỡ làm sao?
  • Luật Doanh nghiệp làm khó doanh nghiệp?
  • Cuối 2012 sửa Luật Thuế thu nhập cá nhân
  • Ôtô tạm nhập không tái xuất: Siết chặt quản lý
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%