Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thế nào là then chốt?

minh họa: Khều.

Ngày 18-7-2011, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 59/2011/NĐ-CP (Nghị định 59) “Về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần”. Mặc dù Nghị định 59 không thay đổi nhiều so với Nghị định 109/2007/NĐ-CP ngày 26-6-2007 trước đây, song việc ban hành Nghị định 59 cũng tạo điều kiện về mặt pháp lý cho việc cổ phần hóa các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, sẽ được khởi động trở lại sau một thời gian khá dài “bị bỏ quên”.

Có nhiều ý kiến kỳ vọng rằng, với Nghị định 59, việc cổ phần hóa các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước (sau đây gọi là CPH) sẽ đẩy nhanh tốc độ và đạt yêu cầu tốt hơn về chất. Tuy nhiên “điều thần kỳ” sẽ không đến được từ một nghị định. Bởi lẽ, những câu hỏi đặc biệt quan trọng đối với việc CPH vẫn chưa có lời giải.

Hai câu hỏi quan trọng

Liên quan đến việc CPH, có hai câu hỏi đặc biệt quan trọng là i) Những doanh nghiệp nào thuộc diện CPH? và ii) Những doanh nghiệp nào Nhà nước phải nắm giữ cổ phần chi phối?

Giải đáp hai câu hỏi trên hoàn toàn không đơn giản và không thuộc thẩm quyền của ban đổi mới doanh nghiệp các cấp, lại càng không thuộc thẩm quyền của các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước. Vì vậy, các cơ quan quản lý nhà nước cần nghiên cứu, đề nghị cấp có thẩm quyền giải đáp rõ ràng hai câu hỏi nêu trên trước khi triển khai việc tiếp tục CPH. Nếu không, việc CPH trong thời gian tới cũng chỉ là “kịch bản cũ được soạn lại” và sẽ không đạt được những mục tiêu quan trọng được đặt ra cho việc CPH.

Thực tiễn quá trình CPH trong những năm vừa qua cho chúng ta thấy: phần lớn các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước sau khi CPH đều hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn. Đồng thời, thực tế cũng chứng minh, những doanh nghiệp đã cổ phần hóa và Nhà nước không giữ cổ phần chi phối có kết quả kinh doanh, bảo toàn vốn tốt hơn những doanh nghiệp Nhà nước vẫn giữ cổ phần chi phối. Khi đầu tư vào các doanh nghiệp CPH, các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài, thường không mặn mà nếu doanh nghiệp sau CPH vẫn do Nhà nước nắm cổ phần chi phối. Đó là những “tín hiệu từ cuộc sống”, rất cần thiết để trả lời hai câu hỏi quan trọng nêu trên.

Cái nút vẫn là quan điểm

Sẽ không có ai trả lời được hai câu hỏi đã nêu nếu một vấn đề quan trọng về mặt quan điểm chưa được thống nhất.

Kết luận số 78-Kl/TW ngày 26-7-2010 của Bộ Chính trị, Chỉ thị số 1568/CT-TTg ngày 19-8-2010 của Thủ tướng Chính phủ, khẳng định phải “Xây dựng phương án sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp 100% vốn nhà nước và doanh nghiệp có vốn góp chi phối của Nhà nước (gọi chung là doanh nghiệp nhà nước) đến năm 2015 để doanh nghiệp nhà nước tập trung vào những ngành, lĩnh vực quan trọng, then chốt mà Nhà nước cần nắm giữ, chi phối...”. Như vậy, thế nào là then chốt lại là câu hỏi cần được giải đáp trước hết.

Chưa có một văn bản chỉ đạo hay một văn bản quy phạm pháp luật nào đưa ra những tiêu chí để phân loại doanh nghiệp then chốt và doanh nghiệp không then chốt. Vì vậy, để xác định ngành A, doanh nghiệp B là then chốt hay không then chốt, người ta sử dụng rất nhiều tiêu chí khác nhau. Có trường hợp được xét theo doanh thu và lợi nhuận thu được, có trường hợp lại xét theo tầm quan trọng của nó đối với an ninh quốc phòng; cũng có trường hợp cho rằng đó là “sản phẩm tiêu dùng thiết yếu đối với đời sống nhân dân”...

Từ đó, với mục đích phải được “nuôi dưỡng” bởi “bầu sữa của Nhà nước”, ngành nào cũng ra sức chứng minh về tầm quan trọng của mình và cho rằng, ngành mình phải là then chốt. Từ đó, danh mục các doanh nghiệp, các sản phẩm do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc giữ cổ phần, vốn góp chi phối vẫn... rất dài.

Hãy nhìn ra thế giới, nhìn vào các nước phát triển xem họ có những ngành nào được coi là “then chốt”? Trong khi chúng ta khẳng định như đinh đóng cột rằng, hàng không rất quan trọng và phải là ngành “then chốt” thì từ lâu Cathay Pacific - một hãng hàng không khổng lồ - đã là hãng hàng không tư nhân; hãng hàng không Pháp - Air France - đã trở thành một công ty cổ phần tới hàng chục năm nay và phần vốn nhà nước trong vốn điều lệ của hãng này đang liên tục giảm xuống qua từng năm. Ở Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản... ngành điện, các nhà máy lọc dầu cũng được giao cho các nhà đầu tư tư nhân đầu tư và kinh doanh.
Để quản lý các dự án đầu tư có nguồn vốn từ ngân sách, nước ta cho ra đời hàng trăm các PMU thì ở Cộng hòa Liên bang Đức, các công ty đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng của các bang được thành lập bằng vốn tư nhân và nhận ủy thác đầu tư của Nhà nước... Ở các nước phát triển, những lĩnh vực được coi là “then chốt” rất ít, đó chỉ là những doanh nghiệp thực sự liên quan đến an ninh quốc gia, an sinh xã hội và Nhà nước phải thực hiện chính sách bao cấp hoặc bù lỗ.

Vì vậy, trả lời câu hỏi “Thế nào là then chốt?” một cách khách quan, minh bạch không phải là đòi hỏi thuần túy về câu chữ mà là vấn đề thuộc về quan điểm.

Tôi cho rằng, chỉ được coi là có “vị trí then chốt” với những doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công ích, có liên quan chặt chẽ đến an sinh xã hội và cung ứng những sản phẩm, dịch vụ đó thuộc trách nhiệm của Nhà nước. Cũng không thể xếp tất cả những doanh nghiệp đang “đội mũ” an ninh, quốc phòng vào “vị trí then chốt”. Chỉ những doanh nghiệp sản xuất, sửa chữa vũ khí, cung cấp quân trang, quân dụng cho lực lượng vũ trang mới được coi là “then chốt”. Với quan điểm đó, danh mục những doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc cổ phần chi phối sẽ ngắn hơn nhiều lần hiện nay. Đó là điều kiện quan trọng hàng đầu để CPH doanh nghiệp và tái cấu trúc nền kinh tế quốc dân thành công.

(Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • “Không nên có nhiều công ty định mức tín nhiệm”
  • Doanh nghiệp muốn nộp thuế đất cũng khó
  • Kinh doanh du thuyền trên vịnh Hạ Long: “Mắc cạn” vì... hướng dẫn
  • Doanh nghiệp trọng tòa hơn trọng tài
  • Nhiều kẽ hở từ dự thảo Luật Hải quan
  • Rà soát Luật Hải quan: Từ “người gác cổng”...
  • Luật chuyên ngành "gặm nhấm" Luật Doanh nghiệp
  • Kiểm tra sau thông quan : Chính sách không rõ, hải quan bó tay
  • Luật Đầu tư: Nhiều rào cản doanh nghiệp
  • Khó chặn buôn lậu, hàng giả do thuốc chưa đủ liều!
  • Đình đốn sản xuất, tháo gỡ làm sao?
  • Luật Doanh nghiệp làm khó doanh nghiệp?
  • Cuối 2012 sửa Luật Thuế thu nhập cá nhân
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%