Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Truy thu nợ đọng cách nào?

Theo quy định của Luật hải quan, Luật quản lý thuế, nếu tại thời điểm đăng ký tờ khai mà DN có nợ thuế thì không được coi là DN chấp hành tốt pháp luật thuế và không được ân hạn thuế
Việc chống thất thu và chống nợ đọng luôn là vấn đề nóng, phức tạp mà ngành Hải quan thường xuyên phải đối mặt. Tuy nhiên, nếu chỉ có ngành Hải quan thì không thể giải quyết mà đòi hỏi phải có sự phối hợp đồng bộ của các bộ, ngành liên quan. 

Phó tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Hoàng Việt Cường cho biết, Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu có hiệu lực thi hành trước 1/1/2006 cho phép DN được nợ thuế mà không ràng buộc điều kiện phải là DN chấp hành tốt pháp luật thuế, ý thức chấp hành, tuân thủ pháp luật của một số DN chưa cao, còn lợi dụng sự thông thoáng của Luật DN để thành lập DN và lợi dụng chính sách ân hạn thuế của nhà nước để chây ỳ nợ thuế, không nộp thuế đúng hạn, sau đó bỏ trốn hoặc tự giải thể... dẫn đến cơ quan hải quan không thu hồi được nợ thuế.

Hơn 4.659 tỷ đồng thuế XNK nợ đọng

Từ khi thực hiện Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 1987 đến ngày 31/7/2010 nợ quá hạn thuế chuyên thu do ngành Hải quan quản lý khoảng hơn 4.659 tỷ đồng. Mặc dù đã tích cực áp dụng các biện pháp thu hồi nợ thuế nhưng kết quả thu hồi nợ thuế trong thời gian qua còn hạn chế.

Hiện nay, các khoản nợ còn tồn đọng chưa có hướng giải quyết của ngành Hải quan là các khoản nợ phạt chậm nộp thuế; các khoản nợ giải thể, phá sản; nợ DN không tìm thấy địa chỉ phát sinh trước 1/7/2007 (trước khi Luật quản lý thuế có hiệu lực), nên các DN hoạt động kinh doanh XNK gặp rất nhiều khó khăn, bởi theo quy định của Luật hải quan, Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thực hiện, nếu tại thời điểm đăng ký tờ khai mà DN có nợ thuế quá hạn, nợ phạt chậm nộp thì không được coi là DN chấp hành tốt pháp luật thuế và không được ân hạn thuế. Nếu nợ quá hạn quá 90 ngày thì không được ưu tiên thủ tục hải quan và bị cưỡng chế thuế; đặc biệt có những khoản nợ phát sinh đã lâu (từ các năm 1991, 1992), DN đã giải thể, phá sản, ngừng hoạt động nên không có khả năng thu hồi và hàng năm ngành Hải quan vẫn phải theo dõi, quản lý và báo cáo trong tổng số nợ lũy kế đến ngày báo cáo.

Bốn giải pháp từ ngành Hải quan

Trước tình hình trên, để tháo gỡ khó khăn cho DN, đồng thời đảm bảo số thu cho NSNN trong điều kiện thực hiện kế hoạch thu ngân sách có nhiều khó khăn, Tổng cục Hải quan kiến nghị 4 biện pháp xử lý các khoản tồn đọng:

Thứ nhất, Bổ sung quy định cụ thể tại Điều 111 Luật quản lý thuế các trường hợp thuộc nguyên nhân khách quan được miễn phạt như: do chính sách thay đổi, hàng hoá thuộc nguồn tiền ghi thu ghi chi qua ngân sách nhà nước... Đề nghị Quốc hội giao Chính phủ xem xét quyết định các trường hợp miễn phạt do phát sinh nguyên nhân khách quan khác và hướng dẫn việc miễn phạt.

Thứ hai, để giải quyết vướng mắc này có thể trình Chính phủ ra Nghị định hướng dẫn xử lý miễn phạt chậm nộp thuế các trường hợp có nguyên nhân khách quan.

Thứ ba, đối với các DN đã có quyết định giải thể, phá sản của cơ quan có thẩm quyền nhưng vẫn còn nợ thuế thì cho xoá nợ do đây là nợ của DN đã giải thể, phá sản theo đúng Luật, việc còn nợ là do khi làm thủ tục giải thể, phá sản cơ quan có thẩm quyền xử lý không báo cho cơ quan quản lý thuế biết để xử lý công nợ nên còn nợ thuế. Các DN tự giải thể, phá sản và DN không địa chỉ được xoá nợ với điều kiện đã qua phối hợp kiểm tra, xác minh của cơ quan quản lý thuế, chính quyền địa phương, cơ quan công an.

Thứ tư, theo quy định của Điều 42 Luật quản lý thuế quy định DN chấp hành tốt pháp luật sẽ được hưởng thời gian ân hạn nộp thuế, vì vậy dẫn đến tình trạng một số DN lợi dụng để dây dưa. Để công tác quản lý nợ thuế đạt được hiệu quả và việc thực hiện Luật quản lý thuế phù hợp với tình hình thực tế, khả thi khi thực hiện, cần bỏ quy định về thời hạn nộp thuế và quy định DN phải nộp thuế trước khi nhận hàng hoặc phải có bảo lãnh.

  • “Không nên có nhiều công ty định mức tín nhiệm”
  • Doanh nghiệp muốn nộp thuế đất cũng khó
  • Kinh doanh du thuyền trên vịnh Hạ Long: “Mắc cạn” vì... hướng dẫn
  • Doanh nghiệp trọng tòa hơn trọng tài
  • Nhiều kẽ hở từ dự thảo Luật Hải quan
  • Mở cửa cần theo đúng lộ trình
  • Lợi ích hóa đơn điện tử “vẫn là câu hỏi”
  • Doanh nghiệp 'than trời' vì giảm thuế nhập khẩu xe tải !
  • TTHC lĩnh vực nhà ở: Tỷ lệ đơn giản hóa đạt 100%
  • Đề xuất bổ sung chế độ ưu đãi với người có công
  • Khai thác khoáng sản phải đấu giá
  • Đề nghị miễn thuế nông nghiệp thêm 10 năm nữa
  • Những nghịch lý trong khai thác khoáng sản Bài 2: “Quả ngọt” cho ai?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%