Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Xử lý nghiêm hành vi gây ô nhiễm

Ô nhiễm môi trường diễn ra ngày càng nghiêm trọng, đặc biệt là tại các khu công nghiệp
Sẽ siết chặt quản lý về môi trường đối với doanh nghiệp hoạt động tại các khu công nghiệp, các khu kinh tế và các làng nghề.
 
Gần đây, UBND tỉnh Bình Thuận có quyết định xử phạt hành chính 55 triệu đồng đối với Công ty TNHH MK Sugar Việt Nam (huyện Hàm Thuận Bắc, được cấp phép xây dựng một nhà máy sản xuất đường năm 2006) do công ty này thải bụi và mùi hôi ra môi trường và quản lý chất thải nguy hại không đúng quy định. Công ty Tung Kuang (Đài Loan) bị phát hiện đầu độc sông Giẽ ở Hải Dương và có thể sẽ bị truy tố vào cuối năm nay.

Trước đó, Công ty Meisheng Textiles Vietnam (Anh quốc) tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và Công ty Vietstar (TP.HCM) cũng bị phạt hành chính với số tiền 335 và 230 triệu đồng, do các hành vi xả nước thải độc hại chưa qua xử lý ra môi trường và chôn rác thải gây ô nhiễm môi trường.

Từ năm 2008, nhiều doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đã bị bắt quả tang gây ô nhiễm môi trường trong nhiều năm như Công ty Miwon Vietnam (tháng 10/2008), Công ty Thực phẩm Đà Lạt – Nhật Bản (1/2010). Đặc biệt, vào tháng 5/2010, 3 công ty Đài Loan là Taung Liang (sản xuất bếp gas), Jorn Technology (sản xuất băng keo) và Cosmos Knitting International (dệt may) bị bắt quả tang đang gây ô nhiễm môi trường tại Khu công nghiệp Việt Hương (Bình Dương).

Trong thời gian đó, Công ty cổ phần Nivl (Ấn Độ, sản xuất rượu) cũng bị phát hiện đang cố tình hủy hoại môi trường tại huyện Bến Lức, tỉnh Long An. Theo Nghị định 177/2009/NĐ-CP của Chính phủ, tất cả các công ty gây ô nhiễm này đều đã bị xử phạt hành chính, với số tiền từ 100.000 đến 500 triệu đồng.

Dù Luật Bảo vệ Môi trường đã có hiệu lực từ năm 2006 và các cơ quan hữu quan đã ra nhiều văn bản quy phạm pháp luật về vấn đề này, nhưng tình trạng ô nhiễm môi trường vẫn diễn ra khá nghiêm trọng, đặc biệt là tại các khu công nghiệp.

Theo Báo cáo “Môi trường tại các khu công nghiệp 2009” của Bộ Tài nguyên và Môi trường, mỗi ngày, các khu công nghiệp trên cả nước trực tiếp xả thải ra môi trường hơn 700.000 m3 nước chưa qua xử lý. Cụ thể, 57% trong tổng số 171 khu công nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam không có hệ thống xử lý nước thải tập trung, các khu công nghiệp còn lại có các hệ thống xử lý nước thải, nhưng không đạt tiêu chuẩn.

Chẳng hạn, Khu công nghiệp Phố Nối A (Hưng Yên) rộng 390 ha và gần 80% diện tích đã được lấp đầy, nhưng không có hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn, nhiều nhà máy sản xuất ở đây đang trực tiếp xả thải ra môi trường. Khu công nghiệp Quảng Phú (Quảng Ngãi, rộng 120 ha và có khoảng 24 dự án đang hoạt động) và Khu công nghiệp Điện Nam – Điện Ngọc (Quảng Nam, rộng 420 ha và có khoảng 34 nhà máy đang hoạt động) đều không có hệ thống xử lý nước thải tập trung, tất cả nước thải được xả thẳng ra môi trường.

Thứ trưởng Thường trực Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ông Cao Viết Sinh cho biết, trong Kế hoạch Phát triển kinh tế xã hội 5 năm tới đây, Chính phủ đã yêu cầu các chỉ tiêu môi trường phải đạt mức cao nhất. Các khu công nghiệp phải có các hệ thống xử lý nước và rác thải tập trung, nếu không sẽ không được hoạt động và không được cấp phép.

Trước những bức xúc của cử tri về tình trạng ô nhiễm môi trường gia tăng thời gian gần đây, đặc biệt là ở các khu công nghiệp, ông Trần Đình Đàn, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho hay, Quốc hội đã có kế hoạch trực tiếp giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về môi trường tại các khu, cụm công nghiệp, khu chế xuất và làng nghề trên cả nước.

(Theo Báo đầu tư)

  • “Không nên có nhiều công ty định mức tín nhiệm”
  • Doanh nghiệp muốn nộp thuế đất cũng khó
  • Kinh doanh du thuyền trên vịnh Hạ Long: “Mắc cạn” vì... hướng dẫn
  • Doanh nghiệp trọng tòa hơn trọng tài
  • Nhiều kẽ hở từ dự thảo Luật Hải quan
  • Bài toán xử lý nước thải
  • "Phát hoảng" với dự thảo thuế
  • Nhập khẩu rác: Cơ chế cho phép?
  • Nghị định 102: tốt và chưa tốt
  • Dự Luật kiểm toán độc lập : Nhiều điểm còn khúc mắc
  • Nghị định mới hướng dẫn Luật Doanh nghiệp có gì mới?
  • Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng: Còn nặng cơ chế hành chính
  • Quyết định xử phạt nhưng không cưỡng chế được
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%