Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tranh cãi "bản quyền" món cơm gà Hải Nam

 
Món cơm gà Hải Nam ở Hongkong. (Ảnh: Internet).

Tới Khu hành chính đặc biệt Hongkong của Trung Quốc, thưởng thức món cơm gà Hải Nam, món ăn được người Hongkong ưa thích, chắc mọi người sẽ nghĩ món này có xuất xứ từ tỉnh đảo Hải Nam của Trung Quốc. Thế nhưng món này chẳng dính dáng gì đến tỉnh đảo Hải Nam.

Ít ai biết được điều này nếu như không có cuộc tranh cãi giữa Malaysia và Singapore về gốc gác của món ăn ngon miệng này.

Cuối tháng 9, khi tham dự Lễ hội ẩm thực Malaysia, Bộ trưởng Du lịch Malaysia, Ng Yen Yen tuyên bố cơm gà Hải Nam có nguồn gốc từ Malaysia, nhưng từ lâu nay đã bị các nước khác như Singapore giành mất thương hiệu.

Vì vậy, tới đây Malaysia sẽ đăng ký bản quyền toàn diện cho món này.

Tuyên bố này của quan chức Malaysia khiến các học giả nghiên cứu về văn hóa ẩm thực hữu quan và giới kinh doanh trong ngành ẩm thực của Singapore bất bình. Họ cho rằng phát biểu này không có căn cứ.

Đồng thời, giới chức và các học giả nghiên cứu về văn hóa ẩm thực của Singapore cho rằng đây là món ăn của Singapore.

Cố vấn Hiệp hội đầu bếp Singapore-Trung Quốc Phùng Nhĩ Tấn cho biết, cơm gà Hải Nam là món cơm xuất với thịt gà, ban đầu được bán ở phố Hải Nam của quốc đảo sư tử, cho nên gọi tên như vậy. Sau đó món cơm xuất này được một nhà hàng mang tên “Thụy Ký” phát triển rộng rãi ra nhiều nơi. Món cơm gà Hải Nam mà mọi người thưởng thức hiện nay về cơ bản vẫn được làm theo công thức của món cơm xuất thịt gà tại phố Hải Nam khi xưa.

Như vậy, rõ ràng nguồn gốc món này là từ Singapore chứ không phải từ Malaysia. Trong tư liệu truyên truyền du lịch, do Cục Du lịch Singapore xuất bản, cũng nghi rõ như vậy.

Tuy nhiên, Giáo sư Hàn Sơn Nguyên, học giả chuyên nghiên cứu về lịch sử văn hóa Singapore cho biết, từ hàng trăm năm trước, người dân từ đảo Hải Nam, phía Nam Trung Quốc di cư đến Singapore và món cơm gà này ra đời tại Singapore từ đó.

Một số những người có quan điểm trung gian cho rằng nói một món ăn nào đó là do ai hay nước nào phát minh là không thỏa đáng. Lí do là vì sự tồn tại của món ăn là sự tiếp nối liền mạch của ẩm thực dân gian. Món ăn luôn thay đổi nhằm thích ứng với khẩu vị của con người ở từng thời điểm và địa điểm khác nhau.

Do vậy, không thể nói món cơm gà Hải Nam là của Singapore hay Malaysia mới là chính thống, vì như vậy sẽ phiến diện.

Tại Quảng Đông và Hongkong của Trung Quốc hiện nay, món cơm gà Hải Nam cũng rất phổ biến.

Chủ tịch Hiệp hội liên ngành nghề ẩm thực Hongkong Hoàng Gia Hòa cho rằng những ai đã từng thưởng món cơm gà Hải Nam ở Malaysia và Singapore sẽ dễ dàng nhận thấy hương vị của món này ở hai nơi khác nhau.

Như vậy, việc tranh giành “bản quyền” của món này cũng chẳng ích gì. Ông Hòa cho rằng, xuất xứ của một món ăn ngon từ đâu không quan trọng bằng việc món đó ở đâu ăn ngon hơn./.
 
Bùi Xuân Tuấn/Hongkong (Vietnam+)

 

  • Doanh nghiệp khổ vì vi phạm sở hữu trí tuệ
  • Bảo vệ SHTT: Thờ ơ - hải quan “bó tay”
  • Sở hữu trí tuệ: Gậy nào đập lưng ông nào?
  • Bảo vệ thương hiệu nước mắm Phú Quốc
  • Hài hòa hóa việc bảo hộ kiểu dáng sản phẩm (phần II )
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Dae Myung Construction vi phạm bản quyền phần mềm
  • Lại chuyện hàng “nhái”: Qua sông phải lụy đò!
  • Bánh tráng “nhái” XK sang Mỹ ?
  • Loạn xe máy nhái - Bài 2: Chống xe nhái kiểu “bắt cóc bỏ dĩa”
  • Loạn xe máy nhái - Bài 1: Bát nháo thị trường xe máy
  • Thương hiệu nước mắm Phú Quốc bị lợi dụng
  • Nokia kiện Apple phạm luật khi sản xuất iPhone
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%