Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bảo hộ các kết quả cải tiến dưới hình thức mẫu hữu ích

BẢO HỘ CÁC KẾT QUẢ CẢI TIẾN DƯỚI HÌNH THỨC MẪU HỮU ÍCH

Mẫu hữu ích là gì?

Quyền đối với mẫu hữu ích là một độc quyền được cấp cho một sáng chế, cho phép người nắm giữ quyền đó ngăn cấm những người khác sử dụng nhằm mục đích thương mại sáng chế được bảo hộ đó mà không được sự cho phép mình trong một thời hạn nhất định. Trong định nghĩa cơ bản có thể khác nhau về mẫu hữu ích giữa các quốc gia (nơi có quy định về bảo hộ đối tượng này), (quyền) mẫu hữu ích tương tự như một patent. Trên thực tế, các mẫu hữu ích đôi khi được gọi là các “patent nhỏ” hay “patent cải tiến”.

Những khác biệt chính giữa mẫu hữu ích và sáng chế như sau:

-    Các yêu cầu để giành được một patent mẫu hữu ích là ít nghiêm ngặt hơn đối với patent sáng chế. Trong khi yêu cầu “tính mới” luôn luôn phải đáp ứng thì yêu cầu về “bước tiến sáng tạo” hay “tính không hiển nhiên” có thể thấp hơn rất nhiều hoặc có thể không cần phải xét đến. Trong thực tế, người ta thường yêu cầu bảo hộ mẫu hữu ích đối với những cải tiến của một đặc điểm nào đó mà có thể không thoả mãn điều kiện để được cấp patent.

-    Thời hạn bảo hộ cho mẫu hữu ích ngắn hơn so với độc quyền sáng chế và thay đổi tùy theo từng quốc gia (thường nằm trong khoảng 7 đến 10 năm và không có khả năng kéo dài thêm hoặc gia hạn).

-    Hầu hết các quốc gia đều bảo hộ mẫu hữu ích, các cơ quan sáng chế thường không thẩm định nội dung đơn đăng ký. Điều này có nghĩa là quy trình đăng ký thường đơn giản và nhanh hơn một cách đáng kể, thường trung bình kéo dài khoảng sáu tháng.

-    Xác lập và duy trì quyền đối với mẫu hữu ích rẻ hơn nhiều (xem “Làm thế nào để SME của bạn có thể đạt được và duy trì sự bảo hộ SHTT”).

-    Tại một số quốc gia, chỉ có thể thể có được sự bảo hộ mẫu hữu ích trong một số lĩnh vực nào đó của công nghệ và chỉ dành cho các sản phẩm chứ không dành cho các quy trình.

Mẫu hữu ích được xem là đặc biệt phù hợp đối với các SME do các mẫu hữu ích đưa ra những cải tiến “nhỏ”, và cải biến với các sản phẩm hiện có. Các mẫu hữu ích trước hết được sử dụng cho các cải tiến trong lĩnh vực cơ khí.

Hệ thống “Patent cải tiến” được đưa ra tại Australia gần đây, đã được giới thiệu như một thành quả của các nghiên cứu trên phạm vi rộng, đáp ứng các nhu cầu của SME, với mục tiêu cung cấp một “điểm tiếp nhận giá rẻ vào hệ thống SHTT”. Xem đường dẫn đến mục thông cáo báo chí tại địa chỉ  IP Australia.

Chỉ có một số ít quốc gia nhưng đó là những quốc gia quan trọng, quy định sự lựa chọn bảo hộ đối với mẫu hữu ích.

BẠN CÓ THỂ ĐẠT ĐƯỢC SỰ BẢO HỘ MẪU HỮU ÍCH Ở ĐÂU?

Hiện tại, chỉ có một số ít quốc gia quy định chế độ bảo hộ mẫu hữu ích. Những nước này bao gồm: Australia, Argentina, Armenia, Áo, Belarus, Bỉ, Braxin, Bungari, Trung Quốc, Colombia, Costa Rica, Cộng hòa Séc, Đan Mạch, Estonia, Ethiopia, Phần Lan, Pháp, Georgia, Đức, Hy Lạp, Guatemala, Hungary, Ai Len, Ý, Nhật Bản, Kazacstan, Kenia, Kyrgystan, Malaixia, Mehico, Hà Lan, OAPI, Pêru, Philippin, Ba Lan, Bồ đào nha, Hàn Quốc, Cộng hòa Mônđôva, Liên bang Nga, Slovania, Tây Ban Nha, Tajikistan, Trinidad&Tobago, Thổ Nhĩ Kỳ, Ukraina, Uruguay và Uzbekistan.

Ở những nước mà luật pháp quốc gia không quy định về mẫu hữu ích, các SME có thể nộp đơn yêu cầu cấp bằng độc quyền sáng chế (xem “Làm thế nào để SME của bạn có thể đạt được và duy trì bảo hộ SHTT” và “Làm thế nào để chuyển các sáng chế thành các tài sản tạo ra lợi nhuận cho SME của bạn”) hoặc giữ sáng chế đó như một bí mật kinh doanh. ( xem “Việc bảo vệ bí mật kinh doanh cho SME của bạn”).

QUẢN LÝ TÀI SẢN TRÍ TUỆ CỦA DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA BẠN 

Việc quản lý các tài sản trí tuệ của một doanh nghiệp không chỉ đơn thuần là việc xác lập các quyền SHTT một cách chính thức thông qua các cơ quan SHTT quốc gia. Các quyền đối với sáng chế và nhãn hiệu sẽ không có giá trị trừ khi chúng được khai thác một cách tương xứng. Hơn nữa, một số tài sản trí tuệ của công ty không bắt buộc phải đăng ký như thường lệ mà lại cần đến những biện pháp bảo hộ khác (ví dụ các hợp đồng bảo mật). Các doanh nghiệp có mong muốn khai thác đầy đủ giá trị từ bí quyết và sáng tạo của họ cần phải có những bước đi phù hợp để xây dựng một chiến lược SHTT cho việc kinh doanh của họ và cần phải đưa chiến lược sở hữu trí tuệ đó vào chiến lược kinh doanh tổng thể của doanh nghiệp. Điều này có nghĩa là cần phải có những cân nhắc về SHTT khi phác thảo kế hoạch kinh doanh và chiến lược marketing. Một chiến lược SHTT cơ bản sẽ gồm có ít nhất những điều sau:

Một chính sách về xác lập quyền SHTT

Một sản phẩm hoặc dịch vụ đơn nhất có thể được bảo hộ dưới nhiều dạng quyền sở hữu trí tuệ khác nhau liên quan đến các khía cạnh khác nhau của sản phẩm hoặc dịch vụ đó. Các SME phải xem xét đến cách bảo hộ trọn gói tốt nhất và đảm bảo rằng tất cả những quyền thông thường đều được xác lập sớm nhất (xem tài liệu “Làm thế nào để SME của bạn có thể đạt được và duy trì việc bảo hộ quyền SHTT”). Các SME cũng cần lưu ý rằng việc tạo lập một danh mục SHTT toàn diện có thể là một khoản đầu tư đáng cân nhắc, đặc biệt là đối với các sáng chế. Do đó, các SME cũng phải đánh giá cẩn thận các chi phí và lợi ích của việc yêu cầu cấp patent trong từng trường hợp và phát triển một chiến lược/chính sách về việc xác lập quyền đối với sáng chế phù hợp với ngân sách và các cơ hội thị trường của mình (để có được thông tin tổng quan về các chiến lược về patent, xem tại địa chỉ WIPO/IPR/MCT/99/5. ở định dạng Adobe PDF).

Một chính sách khai thác SHTT


Các tài sản SHTT có thể được khai thác theo nhiều cách khác nhau. Đó có thể là thương mại hóa các sản phẩm và dịch vụ SHTT được bảo hộ; ký kết các hợp đồng chuyển giao quyền SHTT hoặc nhượng quyền thương mại; bán các tài sản SHTT cho các hãng khác; thành lập các liên doanh; sử dụng SHTT để tiếp cận công nghệ của công ty khác thông qua các hợp đồng chuyển giao quyền SHTT trao đổi; hoặc sử dụng SHTT để có được nguồn đầu tư tài chính cho doanh nghiệp. Các doanh nghiệp nên quyết định cho từng trường hợp cụ thể cách thức khai thác tốt nhất các tài sản SHTT của mình cả trong nước cũng như ở nước ngoài.

Một chính sách giám sát SHTT

Tham khảo các cơ sở dữ liệu sáng chế và nhãn hiệu một cách thường xuyên có ý nghĩa quan trọng để phát hiện những tiến triển của kỹ thuật hiện tại và các công nghệ mới, xác định đối tác mới cho việc chuyển giao quyền SHTT hoặc nhà cung cấp, các thị trường mới tiềm năng, theo dõi các hoạt động của đối thủ cạnh tranh, xác định những người có khả năng xâm phạm, và tránh việc xâm phạm các quyền của đối thủ cạnh tranh. Xem tài liệu “ Sử dụng thông tin sáng chế vì lợi ích của SME của bạn” và “Thực hiện tra cứu nhãn hiệu”.

Một chiến lược thực thi SHTT

Một chiến lược rõ ràng về thực thi SHTT là điều có ý nghĩa quyết định vì những thiệt hại có thể phải gánh chịu bởi sự xuất hiện hàng giả trên thị trường và phi phí  tốn kém trong một số tranh chấp về SHTT. Xem tài liệu “SME của bạn cần làm những gì để giải quyết các tranh chấp liên quan đến SHTT”.

Mô tả về các công ty khác nhau với những trình độ công nghệ khác nhau có thể phát triển một chiến lược về SHTT phù hợp với nhu cầu của họ được đề cập trong tài liệu của WIPO có tiêu đề “Quản lý các quyền SHTT bởi các doanh nghiệp vừa và nhỏ” (xem WIPO/ACAD/E/93/12 sẵn có ở định dạng Adobe PDF).

MỘT SỐ BƯỚC QUAN TRỌNG CẦN ĐƯỢC XEM XÉT KHI XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC SHTT


-    Kiểm tra các cơ sở dữ liệu nhãn hiệu để tránh sử dụng một nhãn hiệu đã tồn tại và bảo vệ các nhãn hiệu trước khi đưa một sản phẩm hoặc dịch vụ mới với một thương hiệu mới ra thị trường. Điều này cũng quan trọng khi  cân nhắc đến các thị trường xuất khẩu và tránh sử dụng các tên thương hiệu mà có thể có một ý nghĩa không mong muốn trong ngôn ngữ nước ngoài.

-    Xác định các đối tượng có khả năng được cấp patent và đảm bảo nó được cấp patent đủ sớm để tránh mất độc quyền vào tay các đối thủ cạnh tranh.

-    Đảm bảo rằng các sáng chế có khả năng được cấp patent không bị chia sẻ với người khác hay bị công bố trước khi nộp đơn yêu cầu cấp patent. Để đáp ứng các yêu cầu cấp patent, sáng chế phải được coi là “mới”. Việc bộc lộ sớm một sáng chế (ví dụ thông qua việc xuất bản) sẽ làm ảnh hướng đến tính mới của sáng chế đó và do đó là ảnh hưởng đến khả năng được cấp patent.

-    Đảm bảo rằng các bí mật thương mại được giữ trong doanh nghiệp và chuẩn bị, khi thích hợp, các hợp đồng bảo mật khi đàm phán và chia sẻ thông tin với các đối tác kinh doanh để bảo vệ các bí mật thương mại.

-    Với các hãng định hướng xuất khẩu, đảm bảo SHTT được bảo hộ ở tất cả các thị trường xuất khẩu. Đối với các sáng chế, điều quan trong luôn phải để tâm đó là một doanh nghiệp thông thường có 12 tháng kể từ ngày nộp đơn patent quốc gia để nộp đơn vào các quốc gia khác.

-    Sử dụng danh mục SHTT như đòn bẩy trong khi tìm kiếm các nguồn lực đầu tư cho việc kinh doanh của bạn (ví dụ đưa các tài sản SHTT, đặc biệt là các patent, mẫu hữu ích và kiểu dáng công nghiệp vào kế hoạch kinh doanh của bạn vì điều đó có thể giúp thuyết phục các nhà đầu tư về  thị trường tiềm tàng mở ra cho doanh nghiệp của bạn).

-    Sử dụng các thông tin sáng chế sẵn có trong cơ sở dữ liệu sáng chế để xây dựng chiến lược kinh doanh của bạn.

-    Khi tiến hành nghiên cứu chung với các doanh nghiệp khác hay các viện nghiên cứu, đảm bảo rằng có đủ sự rõ ràng về việc ai là người sẽ sở hữu tài sản trí tuệ tiềm năng nảy sinh từ dự án nghiên cứu.

-    Theo dõi thị trường và đảm bảo các tài sản SHTT của bạn không bị xâm phạm. Nếu sự vi phạm các quyền SHTT của bạn được xác định, bạn nên liên hệ với một luật sư (xem “SME của bạn cần làm những gì để giải quyết các tranh chấp liên quan đến SHTT”).

-    Nếu bạn không chắc làm như thế nào để bảo vệ tốt nhất cho tài sản vô hình của công ty mình thì việc kiểm toán SHTT có thể là bước đầu tiên có ý nghĩa để xác định tất cả thông tin có giá trị của công ty bạn và để xây dựng một chiến lược SHTT. Đôi khi các công ty không nhận ra được các tài sản mà họ có ở dạng thông tin, các ý tưởng sáng tạo và các bí quyết và có thể không đưa ra các bước thích hợp tiếp theo để bảo vệ các tài sản đó.

Danh mục trên không hẳn là đã đầy đủ. Đó là một số chiến lược cơ bản  đã được thực hiện thành công bởi một số doanh nghiệp đã tích hợp đầy đủ các quyền SHTT vào trong chiến lược kinh doanh của họ.

CÁC VẤN ĐỀ THỰC TẾ VỀ SHTT TRONG VIỆC XÂY DỰNG MỘT KẾ HOẠCH KINH DOANH

Một kế hoach kinh doanh có thể mang lại cho bạn những gì?

Kế hoạch kinh doanh là một cơ chế để đảm bảo rằng các nguồn lực hoặc tài sản của một doanh nghịêp được sử dụng một cách có lợi nhuận thông qua các hoạt động để phát triển và duy trì lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Với một doanh nghiệp mới, nó cung cấp một kế hoạch để thành công, trong khi đó với những doanh nghiệp đang phát triển thì nó cung cấp một cái nhìn tổng quan về vị thế hiện tại  của doanh nghịêp, cách xác định vị thế của bản thân doanh nghiệp và cách thức để doanh nghiệp đạt được những mục tiêu của mình để đạt được và/hoặc duy trì thành công.

Việc đặt cùng với một kế hoạch kinh doanh tốt cần rất nhiều việc phải làm. Đó là  cái gì minh chứng cho thời gian và nỗ lực mà bạn sẽ dùng để tạo ra một kế hoạch? Một kế hoạch kinh doanh có thể được sử dụng cho một số mục đích khác nhau:

Để thẩm định tính khả thi về ý tưởng kinh doanh của bạn: Một bản kế hoạch kinh doanh bắt một công ty phải nghĩ đến tất cả các vấn đề chính – như các yêu cầu tiềm năng cho sản phẩm hoặc dịch vụ của họ, bản chất của sự cạnh tranh, các rào cản hiện hữu, xác nhận việc bán hàng độc nhất của hàng hóa hoặc dịch vụ mới hay đã cải tiến, các nguồn lực được yêu cầu, nhân viên nòng cốt, các công nghệ liên quan và đối tác chiến lược, việc nâng cao ngân quỹ, đặt kế hoạch giá thành ngay lúc đầu, chiến lược marketing, v.v..

Nhằm tiếp cận các dịch vụ và đầu tư tài chính khởi sự: các vườn ươm kinh doanh và nhà đầu tư và người cho vay tiềm năng yêu cầu các kế hoạch kinh doanh được tổ chức tốt và có tính thực tiễn. Điều này thường không phải là vấn đề; không nghi ngờ khoảng 80% kế hoạch kinh doanh mà các nhà đầu tư và các vườn ươm kinh doanh nhận được là bị từ chối.

Để cung cấp một hướng dẫn chiến lược: Một kế hoạch kinh doanh là một điểm tham chiếu cung cấp cho bạn và đội ngũ điều hành của bạn cơ sở khách quan cho việc xác định liệu công việc kinh doanh có đi đúng hướng để đạt được các mục tiêu và mục đích trong khoảng thời gian định trước và với các nguồn lực sẵn có.

Để cung cấp một tiêu chuẩn/điểm chuẩn để đánh giá các quyết định và kết quả kinh doanh trong tương lai. Tiêu chuẩn/điểm chuẩn này có thể phát triển cùng với công việc kinh doanh, và vì kế hoạch kinh doanh là một văn bản linh động và có thể bị thay đổi dựa trên các tình huống và diễn biến mới.

Tại sao SHTT nên được đưa vào trong kế hoạch kinh doanh của bạn?


Kiến thức mới hoặc nguyên gốc và sự thể hiện ý tưởng sáng tạo là động lực của công việc kinh doanh thành công trong thế kỷ thứ 21. Do đó, việc bảo vệ những kiến thức và sự thể hiện sáng tạo khỏi sự bộc lộ vô ý hoặc sử dụng không được phép bởi các đối thủ cạnh tranh đang ngày càng đóng vai trò then chốt cho phát triển và nắm giữ các lợi thế cạnh tranh. Xây dựng một doanh nghiệp cũng yêu cầu một số loại nguồn lực khác, bao gồm một mạng lưới các mối quan hệ và các nguồn lực tài chính. Hệ thống bảo hộ SHTT cung cấp một công cụ quan trọng để (1) giữ không cho các đối thủ cạnh tranh không lành mạnh tiếp cận, (2) phát triển mối quan hệ với các nhân viên, nhà tư vấn, nhà cung cấp, nhà thầu phụ, đối tác kinh doanh và khách hàng, và (3) thu hút nguồn vốn.

Để được một vườn ươm kinh doanh chấp nhận hoặc thu hút các nhà đầu tư, điều cần thiết là phải có một kế hoạch kinh doanh có chất lượng trong đó đưa ra một cái nhìn khách quan về các triển vọng của công việc kinh doanh đề xuất. Để thuyết phục các nhà đầu tư bạn sẽ phải chỉ ra rằng (1) có nhu cầu đối với sản phẩm của bạn trên thị trường, (2) sản phẩm của bạn ưu việt hơn so với sản phẩm cạnh tranh, nếu có và (3) bạn phải đưa ra các bước thích hợp để chống lại việc “tự do cưỡi lên” những thành công của bạn bởi các đối thủ cạnh tranh không trung thực.

Hầu hết các doanh nghiệp cho rằng rằng sản phẩm mà họ chào bán là tiên tiến tiến, độc nhất, hoặc ưu việt hơn so với của các đối thủ cạnh tranh. Nhưng có thật như vậy không? Nếu bạn tin điều đó, bạn sẽ phải chứng minh, và một patent (hoặc các kết quả của một tra cứu patent đáng tin cậy) có thể là bằng chứng tốt nhất về tính mới.

Tên thương mại, nhãn hiệu và tên miền có thể là các yếu tố căn bản để phân biệt sản phẩm của bạn với sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh. Do vậy, tên thương mại, nhãn hiệu và tên miền được đề xuất nên được chọn lựa một cách thật cẩn thận, và các bước để đăng ký cũng được đưa ra trong kế hoạch kinh doanh của bạn.

Thêm vào đó, các nhà cung cấp dịch vụ và nhà đầu tư khởi sự sẽ mong muốn đảm bảo rằng sản phẩm dự định đưa ra bán của bạn không dựa vào các bí mật kinh doanh, các tài liệu có bản quyền, patent hoặc các quyền SHTT khác của các công ty khác mà không được phép, vì điều này có thể khiến việc kinh doanh của bạn bị sa sút do những chi phí kiện tụng tốn kém. Trong một số lĩnh vực công nghệ cao, nguy cơ xâm phạm các quyền SHTT của bên thứ ba là khá cao và các nhà cung cấp dịch vụ và đầu tư khởi sự có thể phải miễn cưỡng chấp nhận những rủi ro đó trừ khi bạn có thể chứng minh (ví dụ thông qua một tra cứu sáng chế hay nhãn hiệu) là không tồn tại những rủi ro như vậy.

Đối với nhiều doanh nghiệp, riêng thông tin kinh doanh bí mật (chẳng hạn như chi tiết của việc sản xuât, các sáng chế bí mật, và các bí quyết kỹ thuật, tài chính và marketing) có thể là nguồn lợi thế cạnh tranh của họ. Trong các tình huống kể trên, điều quan trọng là liên lạc với các nhà cung cấp và đầu tư khởi sự rằng doanh nghiệp của bạn có các thông tin kinh doanh độc quyền và quan trọng – được biết là bí mật kinh doanh – và bạn đã có những bước thích hợp để bảo vệ các thông tin đó trước các nhân viên và các đối thủ cạnh tranh. Trên thực tế, dù cho kế hoạch kinh doanh của bạn là tài liệu bí mật không nên bộc lộ ngoại trừ một “điều căn bản cần biết” và nói chung thì chỉ sau khi nhân viên, nhà đầu tư, hay người bất kỳ khác được xem xét đầu tiên phải ký một hợp đồng không bộc lộ hoặc hợp đồng bảo mật.

Trong ngắn hạn, nếu SHTT là một tài sản quan trọng trong việc kinh doanh của bạn (ví dụ nếu bạn có các patent hay có các sáng chế có khả năng cấp patent với công nghệ, kiểu dáng công nghiệp, bí mật thương mại, nhãn hiệu có danh tiếng hoặc nắm giữ các quyền kinh tế đối với các tác phẩm có bản quyền) thì tài sản đó nên là một phần chính trong kế hoạch kinh doanh của bạn. Một tham khảo thích hợp tới các tài sản của một công ty và các thị trường tiềm năng mà nó đem lại không chỉ liệt kê các tài sản hữu hình (ví dụ các nhà máy, thiết bị, vốn .v.v.) mà còn có các tài sản vô hình như hiện nay đang nổi lên là một chìa khóa cho sự thành công của các công ty trong một môi trường cạnh tranh cao. Như đã đề cập, một chỉ dẫn bất kỳ xác nhận sự chuyên cần xứng đáng của bạn trong việc quản lý các tài sản trí tuệ giống như đóng góp một vai trò quan trọng trong việc thuyết phục các nhà cung cấp dịch vụ hoặc nhà đầu tư cho khả năng của công ty bạn.

Làm thế nào để có thể đưa SHTT vào trong quy trình lập kế hoạch kinh doanh?


Việc viết một kế hoạch yêu cầu sự chuẩn bị tốt. Trước khi phác thảo kế hoạch kinh doanh của bạn, bạn cần phải xét đến tất cả các vấn đề. Bạn cần phải hiểu cái gì là bản chất trong việc kinh doanh của bạn; các nguồn lực nào sẽ được yêu cầu để đạt được các mục tiêu kinh doanh của bạn; đâu là thị trường mục tiêu của bạn; cái gì là khả năng tồn tại và lớn mạnh của việc kinh doanh, .v.v.. Bạn cũng phải xác định sự liên quan thương mại của các tài sản trí tuệ mà bạn sở hữu hay bạn được phép sử dụng, và các nguồn lực cần thiết cho việc giành lấy và nắm giữ các tài sản đó.

Những nét chính được trình bày dưới đây liệt kê ra một số điểm quan trọng liên quan đến SHTT mà bạn cần phải xem xét trong khi chuẩn bị kế hoạch kinh doanh của bạn. Tầm quan trọng của các điểm khác nhau sẽ phụ thuộc vào các trường hợp và hoạt động kinh doanh cụ thể của bạn. Hơn nữa, danh sách này không phải là đầy đủ, và nhiều vấn đề phát sinh có thể sẽ phải xem xét phụ thuộc vào hoàn cảnh của bạn. Tuy nhiên, câu trả lời cho các câu hỏi này có thể giúp bạn đưa các tài sản SHTT vào trong quy trình lập kế hoạch kinh doanh của bạn.

1.    Bạn sở hữu những tài sản trí tuệ gì?

-    Xác định và phân loại danh mục SHTT của bạn. Danh mục này luôn bao gồm thông tin bí mật/bí mật thương mại, (các) tên thương mại, và (các) nhãn hiệu, thường có thêm các tên miền, kiểu dáng công nghiệp và bản quyền tác giả và các quyền liên quan, và đôi khi còn có các mẫu hữu ích và patent cho các sáng chế.

-    Những tài sản vô hình nào khác mà bạn có? Trong bối cảnh này, cũng đề cập đến các hợp đồng mua bán doanh nghiệp, chuyển giao quyền SHTT và phân phối, các quyền công bố, các giao kèo không đầy đủ các thông tin tư liệu, phần mềm hệ thống máy tính, sơ lược marketing, ý kiến chuyên môn về quản lý, mạng lưới phân phối, các kỹ năng kỹ thuật, v.v..  

2.    Tình trạng danh mục SHTT của bạn như thế nào?

-    Bạn có một hệ thống nhận dạng các tài sản SHTT hay không?

Bạn có một danh mục SHTT hay không? Nó được tạo ra lúc nào? Ai tạo ra nó?

-    Mục nào trong các tài sản trí tuệ của bạn có thể đăng ký được? Nếu được, chúng có được/nên được đăng ký? Chúng có được đăng ký ở nước ngoài/thị trường xuất khẩu hay không? Những đăng ký đó có được gia hạn hay không? Nếu có thì khi nào?

-    Bạn có tiến hành hoặc lên kế hoạch để tiến hành kiểm toán SHTT? Nếu có thì tại định kỳ nào và bởi người nào?

3.    Bạn lập kế hoạch như thế nào để bảo vệ các tài sản trí tuệ (TSTT)của bạn?

Nếu bạn thương mại hóa các TSTT của bạn (bất chấp là tự nội bộ công ty hoặc với một đối tác hay không), bạn có những thu xếp bảo đảm cho quyền sở hữu hay đồng sở hữu các TSTT của bạn hay không?

Nếu bạn sử dụng nguồn lực bên ngoài như một phần của các hoạt động kinh doanh, bạn có các hợp đồng hợp lý để đảm bảo các quyền SHTT của bạn đối với các công việc bên ngoài và ngăn cấm người khác lấy đi những lợi thế hay thuơng mại hóa các sản phẩm của bạn mà không cần sự đồng ý trước của bạn hay không?

Mức độ dễ dàng hay khó khăn để các bên khác giành được hoặc sao lại các thông tin kinh doanh bí mật của bạn một cách hợp thức? Biện pháp gì được đưa ra để bảo mật các thông tin kinh doanh? Bạn có một chính sách bảo mật hoặc kế hoạch cho các tài sản hữu hình (vật chất) hay điện tử hay không? Nếu bạn thương mại hóa các TSTT của bạn (bất chấp là tự nội bộ công ty hoặc với một đối tác hay không), bạn có các thu xếp việc nắm giữ tính bảo mật của các thông tin kinh doanh bí mật của công ty bạn hay không? Bạn đã quy định các điều khoản bảo mật hoặc không tiết lộ và các điều khoản về phi cạnh tranh trong hợp đồng lao động với các nhân viên nòng cốt và các đối tác của bạn?

Bạn có đảm bảo các thông tin kinh doanh bảo mật/bí mật thương mại không hiện hữu hoặc mất đi do hiển thị hoặc thông qua trang web của bạn hay không? Có phải tất cả các tiêu đề URL là có thể tự do truy cập các thông tin bảo mật không? Các trang web của bạn có cung cấp các đường dẫn kết nối đến các trang có nội dung thông tin bảo mật hay không?

4.    Tầm quan trọng của các TSTT đối với sự thành công trong kinh doanh của bạn như thế nào?

Đến mức độ nào các TSTT của bạn hiện tại đang được sử dụng, có lợi íchtiềm tàng, hay không còn sử dụng vào trong việc kinh doanh?

Doanh nghiệp của bạn có phụ thuộc vào sự thành công thương mại với các TSTT, bất kể là sở hữu hay được chuyển giao hay không? Phụ thuộc vào loại TSTT nào?


Bạn có hay không các sản phẩm hoặc quy trình mới mà sẽ quy định một lợi thế cạnh tranh độc quyền? Nếu có thì liệu chúng sẽ cách mạng hóa một ngành công nghiệp? Các quyền SHTT kèm theo có thể được bảo vệ an toàn, tạo ra thêm sự khác biệt và cản trở các đối thủ cạnh tranh xâm nhập thị trường không?

Cái gì là ưu thế cạnh tranh của các TSTT (bất kể là sở hữu hay được chuyển giao) cung ứng cho doanh nghiệp của bạn? Ước lượng và lý giải như thế nào việc SHTT quy định và cộng thêm giá trị cho các khách hàng và góp phần phát triển một lĩnh vực cạnh tranh có thể lý giải được. 

Liệu các bí mật thương mại, bằng độc quyền sáng chế, nhãn hiệu, tác phẩm có bản quyền và kiểu dáng công nghiệp của bạn có thể đủ sức để bảo vệ các mảng trong kinh doanh mà quyết định sự thành công? 

5.    Bạn có sở hữu tất cả các TSTT mà bạn cần, hay bạn có bị phụ thuộc vào các TSTT thuộc sở hữu của người khác?

Bạn có quyền sở hữu đối với các TSTT mà bạn đang sử dụng hay không? Bạn có thế chứng minh được điều đó? Bạn có hay không các ghi chép, đăng ký, hợp đồng và các bằng chứng khác mà một nhà sáng chế, đối tác kinh doanh hoặc một tòa án có thể yêu cầu? Bạn đã xác định khả năng các điểm yêu cầu bảo hộ của bên thứ ba bất kỳ có trong TSTT của bạn chưa?(ví dụ các nhà bảo trợ công nghiệp hoặc các khách hàng nghiên cứu hợp đồng)

Bạn có chắc chắn là bạn không xâm phạm các quyền SHTT của một người khác? Bạn có thể chứng minh được không (ví dụ bạn đã thực hiện tra cứu sáng chế, nhãn hiệu và/hoặc kiểu dáng công nghiệp hay chưa)? Bạn đã xác minh hay chưa nếu có các nhân viên nòng cốt trước đây đã làm việc cho đối thủ cạnh tranh, bị giới hạn bởi hợp đồng lao động bổ sung phi cạnh tranh hoặc hợp đồng không tiết lộ thông tin bí mật với người chủ cũ? Bạn có cần đánh giá SHTT của bên thứ ba để triển khai ý tưởng kinh doanh của bạn? Bạn đã từng được cấp quyền sử dụng mà bạn cần để sử dụng SHTT mà không thuộc sở hữu của bạn?

Bạn đã từng ký hợp đồng không tiết lộ và/hoặc phi cạnh tranh với công chức chủ chốt, nhà thầu, tư vấn hoặc các nhà cung cấp bên ngoài khác mà chuyển cho kinh doanh của bạn mọi SHTT họ đã phát triển khi làm việc với bạn?

Khi sử dụng các nhà thầu để viết và thiết kế các tài liệu marketing và quảng cáo hoặc các trang web, liệu các nhà thầu đó có đề cập đến việc ai sẽ là người sở hữu SHTT sẽ được tạo ra? Nếu các nhân viên làm như vậy thì có hay không các tác phẩm trong phạm vi của người thuê đó? Nếu không thì bạn đã đưa ra một văn bản giao việc đối với bản quyền tác giả và các quyền SHTT khác thích hợp hay chưa? Bạn đã hợp thức cho phép sử sụng các tài liệu viết, đồ họa, hình ảnh, âm nhạc hay bất kỳ thứ gì mà được tạo ra bởi bên thứ ba để sử dụng cho trang web của bạn hoặc cho bất kỳ cách khác?

Trang web của bạn có bất kỳ các thẻ truy cập, các đường liên kết, khung hình hay liên kết sâu đến trang web khác không? Những liên kết đó có được phép bởi bên thứ ba đã đề cập đến không?

6.    Bạn có biết rõ các danh mục SHTT và chiến lược SHTT của đối thủ cạnh tranh hay không?


Bạn có không một kế hoạch để thu thập thông tin có tính cạnh tranh? Bạn có thu thập hoặc có kế hoạch sử dụng các thông tin/cơ sở dữ liệu SHTT để giành được các thông tin có tính cạnh tranh của các đối thủ cạnh tranh không? Bằng cách tra cứu các patent, các đăng ký nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp, bạn có thể thu được các thông tin pháp lý chi tiết, thông tin kỹ thuật và thông tin kinh doanh về các hoạt động và sản phẩm của một đối thủ cạnh tranh. Bạn có thể sử dụng những thông tin này để đánh giá đâu sẽ là thị trường cho sản phẩm của bạn. Thêm vào đó, một tra cứu về SHTT cho phép bạn xác định liệu bạn có thể bảo vệ TSTT của mình hay không, bạn có đang xâm phạm quyền của người khác hay không và liệu người khác có xâm phạm hay có khả năng xâm phạm các quyền SHTT của bạn.

Có bất kỳ rào cản nào liên quan đến SHTT khi gia nhập thị trường của đối thủ cạnh tranh của bạn hay không, ví dụ các patent, nhãn hiệu, hay kiểu dáng công nghiệp mà nhấn mạnh sự trung thành của khách hàng với hình ảnh liên hiệp, thương hiệucủa đối thủ cạnh tranh, v.v.?

7.    Bạn có một chính sách và chiến lược về SHTT cho doanh nghiệp của bạn hay không?

Hiện tại bạn làm như thế nào để phát hiện, bảo vệ, thúc đẩy và quản lý các TSTT của bạn?

Những kế hoạch nào mà bạn có trong tay để thu lại giá trị lớn nhất từ việc thương mại hóa các TSTT của bạn?

Bạn đã có một chiến lược marketing đặc biệt chưa? Bạn có lên kế hoạch để xuất khẩu? Nếu có thì bạn đã sử dụng hay có kế hoạch sử dụng một hệ thống nộp đơn/đăng ký khu vực hoặc quốc tế (như Hiệp ước hợp tác Patent, hệ thống Mandrid hoặc Hiệp ước LaHay) cho các đơn yêu cầu cấp patent và đăng ký nhãn hiệu hoặc kiểu dáng công nghiệp chưa?

Bạn đã đánh giá khả năng thương mại hóa một số ít hoặc tất cả các TSTT theo từng phần hoặc toàn bộ thông qua chuyển giao, nhượng quyền thương mại và/hoặc bán chưa?

Bạn đã tiến hành kiểm toán về SHTT độc lập theo định kỳ chưa? Và đánh giá đó có thực hiện đối với các TSTT của bạn không? Việc thực hiện đó một cách độc lập?

Bạn đã xem xétcác vấn đề thuế và các động lực đi kèm với việc thương mại hóa TSTT của bạn như thế nào? Có thể có những yêu cầu bắt buộc liên quan đến việc đóng thuế (như việc đăng ký) khi thương mại hóa TSTT. Cách hạch toán thuế từ doanh thu và các khoản chi phí từ thương mại hóa TSTT của bạn có thể khác biệt rất lớn với cách hạch toán kế toán. Có thể có các biện pháp hỗ trợ tài chính của chính phủ có liên quan với các TSTT và việc thương mại hóa các tài sản đó.

Bạn có lập kế hoạch sử dụng các TSTT của bạn như vật thế chấp hay ký quỹ để vay tiền, hoặc để tạo ra một vật thế chấp có khả năng thương mại hóa trong thị trường chứng khoán? Vật gì có khả năng đảm bảo các nguồn thu trong tương lai có liên quan đến nhóm/danh mục các TSTT của bạn?

Bạn có hay không một chương trình giáo dục nhân viên mà bao gồm cả quản lý và bảo vệ cho các TSTT của bạn?

Tóm tắt

Kế hoạch kinh doanh là một công cụ thiết yếu để tiếp cận các nhà cung cấp dịch vụ và nhà đầu tư ban đầu và việc đề cập đến các thị trường tiềm năng cho việc kinh doanh của bạn. Bởi vì SHTT xác định lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp của bạn và làm nâng cao giá trị đó, điều cần thiết để làm cho các nhà cung cấp dịch vụ và nhà đầu tư khởi sự biết về các TSTT của bạn bằng cách đưa chúng một cách thích hợp vào kế hoạch kinh doanh của bạn.

CÁC LIÊN KẾT VÀ TÀI LIỆU KHÁC

“The Management of Intellectual Property Rights by Small and Medium Sized Enterprises (Quản lý các quyền SHTT bởi các doanh nghiệp vừa và nhỏ)” (xem WIPO/ACAD/E/93/12 sẵn có ở định dạng Adobe PDF).

“The Role of Intellectual Property Rights in the Promotion of Competitiveness and� Development of Enterprises (Vai trò của các quyền SHTT trong việc đẩy mạnh tính cạnh tranh và phát triển các doanh nghiệp)” (xem WIPO/IPR/MCT/99/5 sẵn có ở định dạng Adobe PDF).

“Corporate Strategies for Managing, Exploiting and Enforcing Intellectual Property Rights (Hợp nhất các chiến lược để Quản lý, Khai thác và Thực thi các quyền SHTT)” (xem WIPO/IP/PK/98/7 sẵn có ở định dạng Adobe PDF).

CÁC ĐƯỜNG DẪN LIÊN KẾT:

-    IP Australia http://www.ipaustralia.gov.au/strategies/X_home.htm

-    IP United Kingdom http://www.intellectual-property.gov.uk

-    Surf IP: http://www.surfip.gov.sg

-    Interactive IP Guides (Strategis, Canada): http://strategis.ic.gc.ca/SSG/ed01716e.html

-    "Your Software and How to Protect it" (European Commission)

ftp://ftp.cordis.lu/pub/innovation-smes/docs/brochure_ipr_software_protection_en.pdf

-    Indian Technology Information, Forecasting and Assessment Council
     http://www.indianpatents.org/index.htm

-    Biotechnology Intellectual Property Manual (Biotechnology Australia)
 

 

( Tài liệu của: Bộ phận doanh nghiệp vừa nhỏ - Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới WIPO - http://www.wipo.int/sme)

Bài thuộc chuyên đề: Sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp

  • Doanh nghiệp khổ vì vi phạm sở hữu trí tuệ
  • Bảo vệ SHTT: Thờ ơ - hải quan “bó tay”
  • Sở hữu trí tuệ: Gậy nào đập lưng ông nào?
  • Bảo vệ thương hiệu nước mắm Phú Quốc
  • Hài hòa hóa việc bảo hộ kiểu dáng sản phẩm (phần II )
  • Sử dụng thông tin Patent vì lợi ích của các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME)
  • Chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ, một bộ phận thiết yếu trong chiến lược kinh doanh của SME
  • Các SME cần phải làm gì để giải quyết các tranh chấp liên quan đến sở hữu trí tuệ?
  • Nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận và chỉ dẫn địa lý có lợi như thế nào đối với các SME?
  • Phụ lục: Quản lý tập thể quyền tác giả và quyền liên quan
  • Đăng ký sở hữu trí tuệ quốc tế giảm
  • Thu hơn 15 tỷ đồng tiền tác quyền âm nhạc năm 2008
  • Austdoor không vi phạm kiểu dáng công nghiệp
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%