Bài “Cần hiểu đúng về chứng chỉ hành nghề” của tác giả Vũ Xuân Tiền đăng trên TBKTSG số 37-2009 đã mổ xẻ cách hiểu lệch lạc về chứng chỉ hành nghề. Và đó chính là nguyên nhân gây ra nhiều phiền hà cho các doanh nghiệp.
Là người kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, hàng năm thường được tập huấn dài ngày về thuốc bảo vệ thực vật để được gia hạn chứng chỉ hành nghề, tôi thấy có nhiều điều rất bất hợp lý, gây tốn kém thời gian, tiền bạc nhưng chẳng đem lại hiệu quả gì. Chẳng hạn, do coi chứng chỉ hành nghề là một điều kiện kinh doanh nên việc tập huấn không có sự phân biệt về đối tượng.
Các cá nhân đứng tên làm chủ hay đại diện pháp lý của doanh nghiệp đã có bằng quốc gia như trung cấp, kỹ sư thậm chí là thạc sĩ, tiến sĩ tốt nghiệp nước ngoài vẫn buộc phải tham gia “tập huấn”. Trong khi đó, một số cá nhân không hề biết gì về nông nghiệp đã bằng cách này, cách khác tham gia tập huấn để được công nhận là có nâng cao kiến thức.
Sự cào bằng về chuyên môn đối với các chủ doanh nghiệp đã làm nảy sinh không ít tiêu cực trong các khóa tập huấn. Những người có trình độ chuyên môn cao thường né tránh vì ngại học hành, thi thố theo kiểu “múa rìu qua mắt thợ” nên chỉ cử đại diện tham gia.
Một số khác thì do ít kiến thức chuyên ngành nên phải thuê mượn người tham dự mặc dù ban tổ chức có quy định phải là chủ doanh nghiệp - người đứng tên trong giấy phép kinh doanh - mới được tập huấn. Đặt trường hợp, nếu quy định được chấp hành nghiêm chỉnh thì cơ quan quản lý đã bỏ quên một điều là người thường xuyên trực tiếp giao dịch với khách hàng không phải là chủ doanh nghiệp mà chính là các nhân viên của họ.
Đây lại là một ví dụ nữa về tính hình thức trong các quy định pháp luật cũng như cách thực thi các quy định đó trên thực tế.
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com