Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cán bộ khu bảo tồn thiên nhiên xẻ thịt bò rừng?

 
Bò rừng (Bos Javanicus). (Ảnh: Internet)

Phát hiện một con bò rừng lớn bị mắc bẫy, cán bộ Khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô không thực hiện cứu hộ, lập biên bản mà đưa bò về cơ quan xẻ thịt chia nhau.


Một nhân viên kiểm lâm bức xúc trước hành vi kể trên đã tiết lộ cho phóng viên biết như vậy. Anh này còn đưa ra một số hình ảnh về con bò rừng mà anh đã lén chụp được bằng điện thoại di động.

Sự việc diễn ra từ ngày 31/7/2009. Anh Dân ở thị trấn Ea Knốp, huyện Ea Kar, Đắk Lắk, khi đi làm rẫy ở khu vực Khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô đã phát hiện một con bò rừng (tên khoa học là Bos Javanicus) mắc bẫy đang giẫy dụa. Anh liền báo ngay sự việc với cán bộ Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô để xử lý.

Đây là con bò đực trưởng thành, có trọng lượng khoảng 500kg. Tuy nhiên, thay vì thực hiện các nghiệp vụ để tổ chức cứu hộ con vật quý hiếm này và lập biên bản sự vụ thì Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô đã lấy máy cày kéo con bò rừng ra đường cái, dùng xe ôtô chở về trụ sở, sau đó xẻ thịt chia nhau.

Riêng chiếc đầu và 4 chân của con bò rừng được Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô cho người đưa đến nhà anh Tâm (thôn 10, xã Cư Prao, huyện M’Đrắk) làm nghề thuộc da thú rừng để xử lý làm đồ trang trí, với số tiền công là 400.000 đồng.

Ngày 27/8, trả lời phóng viên, ông Nguyễn Văn Sinh, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp Phát triển Nông thôn tỉnh Đắk Lắk, tỏ ra rất ngạc nhiên trước thông tin này và cho biết chưa hề được báo cáo về sự việc. Còn ông Y Rít Buôn Yă, Chi cục trưởng Chi cục kiểm lâm tỉnh Đắk Lắk cho biết, sáng 27/8, ông vừa nhận được công văn của Khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô báo về sự việc.

Nhưng theo báo cáo này thì con bò đã bị phân huỷ nên Ban quản lý Khu bảo tồn đã cho tiêu hủy(?). Ông Y Rít biết thông tin về vụ việc trước đó mấy ngày do phóng viên cung cấp và đã liên lạc hỏi lãnh đạo Ban quản lý khu bảo tồn về sự vụ. Cần lưu ý rằng, sự việc xảy ra từ ngày 31/7, nhưng đến ngày 27/8 Ban quản lý Khu bảo tồn mới có báo cáo gửi Chi cục Kiểm lâm tỉnh!

Trước đó, làm việc với phóng viên, các ông Lê Đắc Ý, Giám đốc Ban quản lý và Dương Văn Đức, Hạt trưởng Hạt kiểm lâm Khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô, đã thừa nhận sự việc về con bò rừng bị mắc bẫy là có thật, tuy nhiên nó đã bị chết do vết thương bị nhiễm trùng nặng. Khi phóng viên đặt vấn đề được cung cấp về biên bản sự việc thì cả hai thoái thác là biên bản cất trong tủ tài liệu do một người khác (đang đi vắng) giữ chìa khóa.

Khu bảo tồn thiên Ea Sô (tại huyện Ea Kar-Đắk Lắk) có diện tích gần 27.000ha, là khu đa dạng sinh học, trước đây được coi là nơi có đàn động vật hoang dã phong phú nhất Việt Nam. Hiện nay, nguồn động vật hoang dã đang bị đe dọa, trong đó có một số loài quý hiếm như bò tót, bò rừng là đối tượng bị săn bắn nhiều và có nguy cơ tuyệt chủng. Khu bảo tồn này cũng đã từng nổi tiếng bởi vụ 2 con bò tót bị bắn hạ vào năm 2002./.
 
Việt Dũng-Tiên Tri (Vietnam+)

 

  • Hai con đập ở Mê Linh (Hà Nội) bị sụt vỡ: Không thể đổ lỗi cho... ông Trời
  • Quy chế về góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài
  • Gom sổ đỏ để thế chấp ngân hàng?
  • Phát hiện 'thương vụ' gần 100 triệu đồng tiền giả
  • Xử phạt hành vi đầu cơ, tăng giá, đưa tin thất thiệt
  • "Vinahandcoop phải thanh lý hợp đồng với người lao động theo đúng luật"
  • Cần luật hoá nghị quyết của Quốc hội?
  • Bảo vệ người tiêu dùng khi có tranh chấp : Cần biện pháp đặc biệt
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%