Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Gom sổ đỏ để thế chấp ngân hàng?

Công an huyện Hương Trà (Thừa Thiên – Huế) cho biết đang điều tra làm rõ vụ “lập dự án ma để gom sổ đỏ của dân”. Một trong hai nghi can đang bị lấy lời khai là Hồ Thị Huệ (quê Thừa Thiên – Huế, thường trú Dăk Lăk).

Bà Kan Chi (xã A Roàng) cho biết mình bị lừa lấy sổ đỏ hơn ba tháng nay vẫn chưa được trả lại

Theo thượng tá Nguyễn Dinh, trưởng công an huyện, cuối tháng 7.2009, hai đối tượng đến xã Hương Hồ (Hương Trà) giới thiệu các dự án trồng rừng, sau đó lấy sổ đỏ (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp), hộ khẩu, giấy CMND của nhiều hộ dân, với lời hứa hỗ trợ một triệu đồng cho mỗi hecta đất rừng tham gia dự án, nhưng sau đó không thấy dự án và cũng chẳng thấy tiền. Có thông tin, trước đó các đối tượng này từng lừa lấy sổ đỏ của dân ở Dăk Lăk để thế chấp vay tiền ngân hàng.

Chủ tịch xã cũng tham gia

Trong khi vụ việc tại huyện Hương Trà đang được điều tra thì tại huyện A Lưới (cũng thuộc Thừa Thiên – Huế), cả ngàn người dân đứng ngồi không yên khi có gần 5.000 sổ đỏ đã giao cho những người lạ mặt mà chưa hề nhận được sự hỗ trợ nào. Trung tá Hoàng Văn Cường, trưởng công an huyện A Lưới khẳng định: “Đơn vị đang thống kê, tìm hiểu xem doanh nghiệp có thu thêm tiền của dân hay không. Có dùng sổ đỏ đi lừa người khác không?” Huyện đã nhờ sự hỗ trợ của cảnh sát điều tra Công an tỉnh kết hợp Công an Hà Nội điều tra vì liên quan đến một số doanh nghiệp đóng tại Hà Nội.

Trở lại vụ việc, một cán bộ giấu tên kể, trong một cuộc họp đông đủ thành phần dự, chủ tịch xã A Roàng thông báo, nhờ quen biết nên “xin” được dự án Chính phủ hỗ trợ dân nghèo trồng rừng. Đợt 1, ưu tiên cho cán bộ làm trước. Mỗi sổ đỏ sẽ được nhận bảy triệu đồng, 30% trong số đó phải trích lại cho người làm thủ tục. Tháng 3 nộp sổ, tháng 4 tiền về (nhưng chẳng thấy tiền đâu).

Một người dân thôn A Ho nói sau khi xem truyền hình thấy các tỉnh khác, doanh nghiệp lập dự án “ma” để thâu sổ đỏ, bà con bán tín, bán nghi nên chất vấn chính quyền địa phương. Ông Ploong Phương, chủ tịch UBND xã A Roàng phân bua: qua quen biết, ông Phan Anh Phong, giám đốc công ty CCC giới thiệu có dự án năm triệu hecta rừng. Nghe tôi trình bày về đời sống nghèo khó của A Roàng, Phong bảo nếu có sổ đỏ sẽ cho tham gia vào dự án, mỗi hecta được hỗ trợ năm triệu đồng. Chúng tôi lập danh sách và dặn bà con mang sổ đỏ đi công chứng. Sau, vì đối tác yêu cầu nên Phong bảo nộp luôn bản gốc sổ đỏ. Khoảng 20.4.2009, công ty thế giới Việt – Nhật (?) sẽ giải ngân nhưng do trục trặc gì đấy nên họ dừng lại rồi.

Khi chúng tôi hỏi về tính pháp lý của dự án nói trên, ông Phương ậm ừ: “Tôi không có văn bản, nôm na là dự án “bồi thường khí hậu toàn cầu”. Ban đầu họ cho tham gia 70ha, mình cho dân 30ha, còn lại cho anh em cán bộ. Tôi tin công ty CCC vì đã làm việc với họ khá lâu.

Lắt léo đường dây

Qua tìm hiểu chúng tôi được biết hiện nay có hơn 10 xã của huyện A Lưới đã bị công ty CCC lừa chiếm dụng gần 5.000 sổ đỏ. CCC có tên đầy đủ là công ty TNHH đầu tư thương mại và xây dựng CCC, địa chỉ trên đường Điện Biên Phủ, TP Huế. Đây là một mắt xích trong “dây chuyền” gom sổ đỏ của dân sau đó chuyển ra cho hai công ty ở Hà Nội. Trao đổi với phóng viên, ông Phong, giám đốc công ty CCC cho biết: “Thật ra mình đang đi đường tắt để làm dự án giúp bà con thôi, tôi không lấy một đồng lệ phí nào từ người dân. Nếu được giải ngân, doanh nghiệp chúng tôi chỉ hưởng 3% chiết khấu từ nguồn vốn theo quy định của bộ Tài chính”.

Chúng tôi đã làm việc với phòng tài nguyên và môi trường huyện A Lưới. Ông Trịnh Ngọc Vọng, cán bộ phụ trách trực tiếp cho biết: “Trách nhiệm của phòng chỉ ngang khâu làm và cấp phát sổ. Việc giao nộp cho ai, xử lý như thế nào thuộc về trách nhiệm của cán bộ xã”!

Như vậy, cho đến nay, các vụ lừa gom sổ đỏ – dù rất ồn ào, diễn ra ở khắp các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên, nạn nhân không chỉ là người dân mà có cả doanh nghiệp, chính quyền địa phương... – vẫn chưa được làm rõ ngọn ngành.

(Theo Bài và ảnh: Hồ Hương Giang/SGTT)

  • Phát hiện 'thương vụ' gần 100 triệu đồng tiền giả
  • Xử phạt hành vi đầu cơ, tăng giá, đưa tin thất thiệt
  • "Vinahandcoop phải thanh lý hợp đồng với người lao động theo đúng luật"
  • Cần luật hoá nghị quyết của Quốc hội?
  • Bảo vệ người tiêu dùng khi có tranh chấp : Cần biện pháp đặc biệt
  • “Trói” trách nhiệm của doanh nghiệp
  • Ký ức kinh hoàng ở xưởng may đen
  • 69 doanh nghiệp vi phạm việc trích nộp BHXH với trên 38,6 tỉ đồng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%