Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Lập tòa án bảo vệ người tiêu dùng, tại sao không?

Quyền lợi người tiêu dùng (NTD) bị xâm phạm đang dần trở thành một hiện tượng phổ biến, trong khi đó, cơ chế đảm bảo thắng kiện và được bồi thường còn rất hạn chế. Đây là nội dung chính được rất nhiều đại biểu quan tâm tại hội thảo “Giải quyết khiếu nại NTD: Vấn đề pháp lý và thực tiễn” do Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ NTD Việt Nam (Vinastas) phối hợp với Tổ chức Bảo vệ NTD Ấn Độ tổ chức tại TP Vũng Tàu ngày 20-11.

“Ít có khi nào và ở đâu, NTD lại ở trong tình trạng nguy hại nhiều như ở VN” – TS Đinh Thị Mỹ Loan, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh, Ủy viên Thường vụ Ban chấp hành Vinastas nhìn nhận. TS Hồ Tất Thắng, Phó Chủ tịch Vinastas - nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cũng cho rằng, thời gian qua cả nước đã xảy ra quá nhiều vụ việc nghiêm trọng, gây thiệt hại đến quyền lợi và lợi ích chính đáng của NTD.

Kết quả khảo sát trong một thời gian ngắn do Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ công bố ngày 15-9-2008, đã phát hiện tới 30 cửa hàng kinh doanh xăng dầu sử dụng chip điện tử để gian lận trong đo lường.

Cứ mỗi lần đổ xăng, NTD bị ăn cắp ít nhất là từ 8%-10%. Trở lại với kết quả khảo sát nhanh chất lượng và đo lường trong kinh doanh xăng dầu tại 4 tỉnh, thành phía Nam do Vinastas và Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Khu vực 3 (TT3) thực hiện trong tháng 8-2006, NTD vẫn chưa hết bàng hoàng.

Theo tính toán của ông Nguyễn Nam Vinh, Chủ nhiệm Văn phòng Vinastas phía Nam, trung bình mỗi năm các tỉnh phía Nam tiêu thụ khoảng 3 tỷ lít xăng. Trong khi đó, sai lệch về cấp chất lượng của các loại xăng là 38% (trong khi chênh lệch 1 cấp chất lượng thiệt hại khoảng 300 đồng/lít). Thử làm phép tính, 3 tỷ lít x 38% x 300 đồng = 342 tỷ đồng. Đối với đo lường, có tới 12,71% cây xăng vi phạm về đo lường và sai số bình quân là 5% thì lượng xăng đong thiếu cho NTD lên tới 18 triệu lít, tương đương với 198 tỷ đồng (tính theo đơn giá tháng 8-2006 là 11.000 đồng/lít). Cộng cả 2 khoản thiệt hại về chất lượng và đo lường, mỗi năm NTD bị “móc túi” tới 540 tỷ đồng!

Theo TS Đinh Thị Mỹ Loan, đến nay VN đã cơ bản xây dựng được hệ thống pháp lý nhằm bảo vệ quyền lợi NTD cũng như “quyền cơ bản” của NTD. Nhưng đáng tiếc, các văn bản pháp quy vẫn chỉ dừng ở mức chung chung, rời rạc, thiếu tính quy phạm (thể hiện rõ nhất trong các quy định của Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi NTD 1999). Có khá nhiều văn bản bộc lộ rõ sự mâu thuẫn, chồng chéo và chưa có tính răn đe (như các nghị định về xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến bảo vệ NTD). Nói cách khác, NTD chưa được đối xử với tư cách là “nhóm cần được bảo vệ đặc biệt” so với các chủ thể khác trong quan hệ trên thị trường.

Trước tình hình trên, TS Hồ Tất Thắng cho biết, trước mắt cần tiếp tục đẩy mạnh việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức và hiểu biết tiêu dùng cho NTD. “VN đã gia nhập WTO, các rào cản thương mại bị dỡ bỏ, áp lực cạnh tranh sẽ gia tăng. Để đảm bảo quyền lợi NTD, đã đến lúc VN cần thành lập một tòa án về bảo vệ NTD. Tòa án này phải hoạt động theo hướng thân thiện, đơn giản, miễn phí… Đây là cách bảo vệ NTD hữu hiệu nhất, đồng thời kéo NTD lại gần với pháp luật hơn” – bà Loan đề nghị. Nhiều đại biểu cũng đề nghị số tiền truy thu đối với các hành vi gian lận thương mại nên dùng để lập quỹ hỗ trợ NTD thay vì nộp vào ngân sách như hiện nay. 

(Theo SGGP)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%