Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Quản lý doanh nghiệp sau đăng ký kinh doanh: Cần sự phối hợp chặt chẽ

Các doanh nghiệp bị cơ quan quản lý xử lý vi phạm sẽ bị xóa lĩnh vực kinh doanh vi phạm trong giấy đăng ký kinh doanh. Trong ảnh: Các cơ quan chức năng lập biên bản vi phạm về môi trường tại Công ty TNHH bột cá East Wind Việt Nam.
Luật Doanh nghiệp năm 2005 với các quy định thông thoáng, đã tạo điều kiện cho sự ra đời của hàng loạt doanh nghiệp. Thế nhưng, cùng với mặt tích cực đó, cũng đã nảy sinh những khó khăn trong công tác quản lý sau đăng ký kinh doanh (ĐKKD).

DOANH NGHIỆP THÀNH LẬP MỚI TĂNG VỌT

Sau khi Luật Doanh nghiệp ra đời, số doanh nghiệp thành lập mới tăng vọt. Tại Bà Rịa – Vũng Tàu, tính đến nay đã có 6.700 doanh nghiệp hoạt động, với số vốn đăng ký gần 39 ngàn tỷ đồng.

Những điều khoản thông thoáng của Luật Doanh nghiệp tuy có nhiều lợi ích, song cũng kéo theo những bất lợi, đặc biệt là việc quản lý doanh nghiệp sau ĐKKD. Theo Luật quy định, chủ doanh nghiệp sẽ tự chịu trách nhiệm về những thông tin kê khai của mình khi ĐKKD. Khi xét cấp giấy ĐKKD, cơ quan chức năng (Phòng ĐKKD, Sở Kế hoạch và Đầu tư) chỉ xét tính hợp lệ của hồ sơ mà có khi không kiểm tra thực tế. Tại Bà Rịa – Vũng Tàu, đã xảy ra trường hợp chủ doanh nghiệp đăng ký địa chỉ của doanh nghiệp mình trên... đất rừng quốc gia!

Việc quy định cơ quan cấp giấy chứng nhận ĐKKD không kiểm tra sau cấp giấy ĐKKD cũng là nguyên nhân làm nảy sinh nhiều doanh nghiệp “ma”, chỉ lập công ty để bán hóa đơn. Còn chuyện rút giấy chứng nhận ĐKKD cũng nhiêu khê hơn vì không kiểm tra. Khá nhiều doanh nghiệp sau đăng ký không còn tồn tại, hoặc đổi địa chỉ... Chỉ khi cơ quan thuế thông báo doanh nghiệp không còn hoạt động thì Sở Kế hoạch và Đầu tư mới có căn cứ xóa tên doanh nghiệp.

ĐKKD dễ dàng cũng làm nảy sinh tình trạng doanh nghiệp thật nhưng hoạt động “ảo”, nghĩa là đăng ký đến vài chục lĩnh vực sản xuất kinh doanh nhưng chỉ hoạt động vài lĩnh vực. Phòng ĐKKD, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã thống kê có doanh nghiệp đăng ký tới... 98 lĩnh vực hoạt động nhưng chỉ hoạt động vài lĩnh vực. ông Nguyễn Quốc Quán, Trưởng Phòng ĐKKD cho biết: Lệ phí đăng ký doanh nghiệp rất thấp: 200.000 đồng/lần với loại hình công ty TNHH và công ty cổ phần; 100.000 đồng/ lần với doanh nghiệp tư nhân. Vì vậy, doanh nghiệp cứ thoải mái “đặt tên” cho mình mà không quan tâm đến ý thức trách nhiệm.

QUẢN LÝ KHÓ KHĂN

Làm thế nào quản lý doanh nghiệp khi cơ quan cấp giấy chứng nhận ĐKKD lại không có chức năng kiểm tra sau cấp giấy? Theo ý kiến của nhiều người, điều cần thiết nhất là sự phối hợp của các cơ quan chức năng quản lý chuyên ngành. Ông Nguyễn Quốc Quán, phân tích: Sau ĐKKD, doanh nghiệp muốn hoạt động ngành nghề, lĩnh vực nào phải xin cấp giấy phép kinh doanh từ ngành đó. Chẳng hạn, muốn mở nhà hàng khách sạn phải xin giấy phép từ Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch. Với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện, doanh nghiệp còn phải đáp ứng những tiêu chuẩn khắt khe khác của cơ quan quản lý chuyên ngành đưa ra. Tuy cơ quan cấp giấy chứng nhận ĐKKD không có chức năng kiểm tra nhưng cơ quan cấp giấy phép kinh doanh lại được quyền. Và chỉ cần các cơ quan quản lý chuyên ngành phát hiện sai phạm, lập biên bản xử lý và gửi sang cơ quan cấp giấy chứng nhận ĐKKD (Sở Kế hoạch và Đầu tư), là cơ quan này sẽ có trách nhiệm xóa ngay lĩnh vực kinh doanh vi phạm đã đăng ký trong giấy chứng nhận ĐKKD.

Đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra tình hình vi phạm về môi trường tại một cơ sở chế biến hải sản xã Tân Hải, huyện Tân Thành.
Tuy nhiên, hiện nay hầu hết các cơ quan quản lý chuyên ngành chưa sử dụng chức năng này như một công cụ quản lý. Ông Nguyễn Quốc Quán cho biết riêng năm 2008, chỉ có 5 trường hợp bị xóa lĩnh vực kinh doanh trong giấy ĐKKD theo kiểu này. Đó là những doanh nghiệp vi phạm về môi trường và bị xóa lĩnh vực kinh doanh chế biến hải sản.

Một “công cụ” khác để quản lý doanh nghiệp là báo cáo định kỳ. Theo khoản c, điều 163 Luật Doanh nghiệp 2005, cơ quan ĐKKD có quyền yêu cầu doanh nghiệp báo cáo về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Và khoản đ, khoản g, điều 165 quy định doanh nghiệp sẽ bị xử lý vi phạm nếu không có bất kỳ báo cáo nào về hoạt động kinh doanh với cơ quan ĐKKD trong 12 tháng liên tiếp hoặc trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày có yêu cầu bằng văn bản theo khoản c, điều 163. Sở Kế hoạch và Đầu tư hiện “bỏ phí” quyền hạn này. Còn doanh nghiệp thường chỉ báo cáo lấy lệ, hoặc không bao giờ báo cáo, vì không biết quy định này.

Để hơn 6.000 doanh nghiệp trên địa bàn được quản lý chặt chẽ, tránh phát sinh những “mặt trái” cần có sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong việc thực hiện đúng nhiệm vụ của mình về việc quản lý hậu ĐKKD cho doanh nghiệp; sao cho hoạt động quản lý nhịp nhàng và doanh nghiệp không bị “buông lỏng” như hiện nay.

(Theo baobariavungtau)

  • Kiên Giang: Một kế toán làm ủy nhiệm chi giả để chiếm đoạt tiền Nhà nước
  • Tiêu hủy 88 tấn thịt hết hạn sử dụng của Metro
  • Dự luật khám bệnh, chữa bệnh: “Xin Quốc hội cứ chặt chẽ”
  • “Nữ doanh nhân”... lừa đảo!
  • Vi phạm quy chế chuyên môn có được xét hết tập sự?
  • Văn bản lắt léo làm khó doanh nghiệp
  • Cty TNHH Đầu tư Xây dựng Thương mại Sài Gòn: Lại khổ vì... chồng lấn dự án
  • Việt-Trung trao đổi kinh nghiệm về lập pháp
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%