Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Rà soát thủ tục thành lập DN : Rào cản ở... con người

DN VN vẫn phải trải qua tới 11 thủ tục mới có thể gia nhập thị trường

 

DN VN vẫn phải trải qua tới 11 thủ tục mới có thể gia nhập thị trường

Tiêu chí hàng đầu để xếp hạng môi trường kinh doanh hàng năm của Ngân hàng thế giới (WB) là thời gian và thủ tục để thành lập DN. Với con số 11 thủ tục và 50 ngày để thành lập DN ở VN mà WB đưa ra, VN vẫn còn phải cố gắng rất nhiều. Từ nhiều năm nay, VCCI đã thay mặt các DN luôn cố gắng đơn giản hóa các thủ tục để DN sớm gia nhập thị trường. Tuy nhiên, một trong những... thủ tục khó vượt qua nhất lại là thái độ và tinh thần phục vụ của cán bộ, công chức.

Trong đợt rà soát thủ tục hành chính (TTHC) ưu tiên của Đề án 30, VCCI đã đăng ký chịu trách nhiệm mảng TTHC về giấy phép kinh doanh. TTHC về giấy phép kinh doanh được đánh giá là có nhiều cơ hội để đơn giản hóa.

Thực trạng ở VN

Theo ông Đậu Anh Tuấn – Nhóm trưởng rà soát lĩnh vực giấy phép kinh doanh của VCCI, việc giảm thủ tục để DN có được giấy phép kinh doanh từ trước đến nay luôn là một cuộc tranh chấp căng thẳng giữa cơ quan quản lý và DN. Trong khi DN luôn mong muốn sớm được gia nhập thị trường để sản xuất kinh doanh, thì ngược lại các cơ quan cấp giấy phép dường như chẳng bao giờ muốn giảm đi một thủ tục nào.

Mặc dù, Luật DN sửa đổi đã có hiệu lực từ tháng 7/2006. Theo đó, thời gian để cấp giấy phép thành lập DN đã giảm xuống. Tuy nhiên, tại cuộc họp giữa DN và chính quyền TP HCM mới đây, các DN vẫn kêu ca thủ tục đăng ký thành lập DN rườm rà, nhiêu khê, gây mất thời gian tại một số cơ quan công quyền.

Thực tế nếu chỉ rà soát giảm bớt thủ tục với nhiều nơi là chưa đủ. Bên cạnh việc các thủ tục phải công khai, dễ áp dụng thì thiện chí của từng cán bộ công chức tham gia cấp giấy phép kinh doanh cho DN cũng là điều cần phải bàn tới. TGĐ một Cty cổ phần bức xúc, thủ tục 7 ngày hay 14 ngày làm việc chỉ là lý thuyết, trên thực tế bị kéo dài đến “nhiều lần”. Vì khi đến hạn 7 ngày nhân viên phòng đăng ký kinh doanh nói thiếu cái này, thiếu cái kia rồi lại bắt đầu một quy trình 7 ngày mới! Không phải DN nào cũng thường xuyên đi xin cấp giấy phép kinh doanh, nên chuyện khai nhầm hay điền nhầm thường xảy ra nếu không có sự hướng dẫn chu đáo và đầy đủ của các cán bộ phòng đăng ký kinh doanh.

Chẳng cần học đâu xa, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Đà Nẵng năm 2008 đã đứng đầu. Theo LS Trần Hữu Huỳnh – Phó Tổng Thư ký VCCI, Trưởng nhóm thực hiện PCI, một trong những nguyên nhân chính để Đà Nẵng hấp dẫn các DN nhờ tạo điều kiện tốt cho DN gia nhập thị trường. Đây là một kinh nghiệm cho các địa phương khác phấn đấu.

Kinh nghiệm từ quốc tế

Trong khi các DN VN vẫn phải trải qua tới 11 thủ tục mới có thể gia nhập thị trường thì tại New Zealand và Canada chỉ cần một thủ tục và ở khối OECD chỉ cần chưa đầy hai tuần là có thể cấp phép. Các chỉ số quy định về môi trường kinh doanh của Thái Lan cũng là một mẫu hình đáng để học tập. Ví dụ, căn cứ vào 7 nhóm chỉ số môi trường kinh doanh trong báo cáo của WB giai đoạn 2004 – 2005, Thái Lan đứng thứ 20 trong tổng số 145 nước được khảo sát và đứng đầu khu vực Đông Nam Á trong việc khuyến khích kinh doanh. Thành lập DN ở Thái Lan rất dễ dàng về cả thủ tục, thời gian và chi phí so với Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia và VN.

Ở Thái Lan, để đăng ký tài sản kinh doanh cho các nhà đầu tư nước ngoài đòi hỏi ít thủ tục nhất với thời gian ngắn nhất so với Singapore, Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia, và VN. Đăng ký tài sản chỉ cần 2 thủ tục, trong vòng 2 ngày. Thái Lan luôn chú trọng việc tăng tính cạnh tranh từ việc đơn giản hóa thủ tục thành lập DN. Theo bảng xếp hạng các tiêu chí về môi trường kinh doanh năm 2009 của VN, thành lập DN, bảo vệ nhà đầu tư, hay giải thể DN... đều đứng trên 100 các quốc gia khác. Bên cạnh việc rà soát TTHC, tinh thần và thái độ phục vụ của các cán bộ, công chức cũng là một rào cản lớn cần vượt qua.

 

(Theo Bá Tú // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Nhà máy ximăng Tân Phú Xuân gây ô nhiễm
  • Thu giữ nhiều thiết bị viễn thông công nghệ cao bị cấm kinh doanh
  • Chủ tịch quận quyết định sai : DN mất tiền tỷ
  • Quản lý doanh nghiệp sau đăng ký kinh doanh: Cần sự phối hợp chặt chẽ
  • Kiên Giang: Một kế toán làm ủy nhiệm chi giả để chiếm đoạt tiền Nhà nước
  • Tiêu hủy 88 tấn thịt hết hạn sử dụng của Metro
  • Dự luật khám bệnh, chữa bệnh: “Xin Quốc hội cứ chặt chẽ”
  • “Nữ doanh nhân”... lừa đảo!
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%