Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tranh chấp tại Dự án Nhà máy Nước B.O.O Thủ Đức chưa đến hồi kết

Ngày 10/3/2010, Công ty cổ phần B.O.O Nước Thủ Đức (TDW - chủ đầu tư Dự án) và Công ty Hyundai Rotem (HR của Hàn Quốc- nhà thầu chính) đã có buổi thương thảo, song vẫn chưa đạt được thỏa thuận cụ thể nào về vụ tranh chấp tại Dự án Nhà máy Nước B.O.O Thủ Đức (TP.HCM). Hôm nay (ngày 12/3/2010), dự kiến, hai bên tiếp tục ngồi lại với nhau để tìm cách tháo gỡ.
 
Theo nguồn tin riêng của phóng viên Báo Đầu tư, ngày 10/3, TDW chủ trương không muốn làm to chuyện, trong khi HR cũng không có ý định đưa vụ tranh chấp ra trọng tài quốc tế (theo hợp đồng đã ký, Cơ quan Trọng tài quốc tế Pháp là cơ quan xử lý tranh chấp giữa hai bên).

Quan điểm còn cách xa nhau

Liên quan đến vụ tranh chấp này, trước đó, TDW và HR cũng đã có một số cuộc họp bàn, nhưng đều chưa đạt được thỏa thuận.

Phía TDW yêu cầu HR thực hiện một số điều kiện, cụ thể như thanh toán đầy đủ các chi phí phát sinh (mà TDW phải chi trả) để hoàn thiện công trình, ký biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng EPC... Sau đó, TDW sẽ hoàn trả cho HR bảo lãnh thực hiện hợp đồng (BLTHHĐ) trị giá 5,7 triệu USD. Trong khi đó, HR đề nghị TDW hoàn trả BLTHHĐ vô điều kiện.

Chính điều này đã khiến cuộc thương thảo không tìm được tiếng nói chung.

Về phần mình, HR căn cứ vào báo cáo kết luận của Thanh tra Chính phủ (ngày 21/8/2009), trong khi TDW lại muốn giải quyết tranh chấp này hoàn toàn dựa trên các quy định trong Hợp đồng EPC mà hai bên đã ký kết.

Theo TDW, nếu căn cứ theo Điều 4.2 của hợp đồng, việc TDW yêu cầu HR phải gia hạn BLTHHĐ trước 28 ngày so với thời điểm bảo lãnh hết hiệu lực (ngày 31/8/2008) và ra thông báo gửi Ngân hàng KEB (Hàn Quốc) là có cơ sở (HR đã thông báo phát hành gia hạn mới trước khi gia hạn cũ hết hạn 4 ngày). Trong khi đó, theo HR, khi dựa vào lý lẽ này để đơn phương chấm dứt hợp đồng với HR, phía TDW cũng cần xem xét vì TDW chưa có thông báo sai sót và thảo luận với HR về nguyên nhân dẫn đến động thái trên.

Trên thực tế, cả hai lần gia hạn trễ trước đó từ phía HR (lần 1 gia hạn chậm 51 ngày và lần 2 chậm 18) đều được TDW dễ dàng chấp thuận. Vậy nguyên nhân gì khiến TDW có phản ứng dứt khoát trong lần gia hạn trễ thứ 3 này?

Đại diện TDW cho biết, nếu phía HR cứ khăng khăng với quyết định của mình thì chỉ còn cách duy nhất là đưa ra cơ quan trọng tài quốc tế xử lý. Đại diện TDW giải thích, hiện công trình Nhà máy nước B.O.O Thủ Đức chưa hoàn thành, trong khi hợp đồng EPC là dạng hợp đồng tổng. Những hạng mục nào thuận lợi thi công thì HR đã hoàn tất trước, còn các hạng mục khó khăn vẫn chưa làm xong, chi phí mỗi ngày phát sinh một cao... Do đó, TDW buộc phải “tạm giữ” BLTHHĐ của HR.

Phía TDW cũng bày tỏ ý kiến, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ chỉ yêu cầu TDW xem xét lại quyết định và không bắt buộc TDW phải hoàn trả BLTHHĐ. Hơn nữa, HR cũng cần phân biệt giữa vụ khởi kiện hành chính và vụ khởi kiện về kinh tế. Theo đó, điểm mấu chốt ràng buộc giữa TDW và HR là hợp đồng kinh tế được ký giữa hai pháp nhân. Và cơ quan giải quyết được chọn ở đây là trọng tài kinh tế (hoặc toà án). Như vậy, việc quyết định khởi kiện hay không khởi kiện cũng là quyết định của một trong hai pháp nhân đã ký kết hợp đồng. Trường hợp này không phụ thuộc vào bất cứ quyết định hành chính nào, song việc hai bên tự hòa giải là cần thiết và hợp pháp.

Quan điểm của TDW là, cả hai bên nên cùng xem xét, giải quyết những vướng mắc, tồn tại của hợp đồng hơn là quy trách nhiệm, đổ lỗi cho nhau. Theo đó, căn cứ Văn bản ngày 1/3/2010 về hướng giải quyết mà TDW đưa ra, HR có thể nêu quan điểm của mình. Sau đó, hai bên sẽ ngồi lại và tìm hướng dung hòa nhất để tháo gỡ từng vấn đề.

Chốt lại 3 nội dung mấu chốt

Sẽ có 3 văn bản được giải quyết lần lượt. Trước hết, mỗi bên sẽ có văn bản chấm dứt hợp đồng (có chữ ký của cả hai bên); Nhà thầu và chủ đầu tư sẽ có văn bản thỏa thuận là TDW chỉ “tạm giữ” BLTHHĐ của HR (HR tính luôn lãi suất trong khoảng thời gian mà TDW tạm giữ 5,7 triệu USD).  Sau đó, hai bên sẽ ký một văn bản mới để làm việc với phía ngân hàng để ngân hàng không ghi vào hồ sơ kinh nghiệm của HR “có lịch sử tín dụng xấu”. Điều này sẽ thuận lợi cho HR dự thầu những công trình tiếp theo, đồng thời đảm bảo được uy tín cho HR và  Hyundai.

Sau khi chốt được 3 điểm mấu chốt trên, TDW và HR sẽ tiếp tục bàn về tất cả các chi phí, trách nhiệm, vướng mắc khác.

(Theo Hải Âu // Báo đầu tư)

  • Tranh chấp tại Dự án Nhà máy nước B.O.O Thủ Đức
  • Dự thảo Luật KT ĐL: chưa cho doanh nghiệp tự chủ
  • Kiểm soát chặt đầu tư công
  • Xử lý nghiêm vi phạm về quản lý giá
  • DN xuất khẩu gạo bán phá giá có thể bị rút giấy phép
  • Xem nhẹ an toàn lao động tại doanh nghiệp
  • Bán đấu giá tài sản sẽ được thắt chặt hơn
  • Tìm mô hình quản lý chung cư tại HN
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%