Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tự ý lập trạm thu phí: Doanh nghiệp cố tình “quên luật”

picture
Ngã tư Nam Hồng, nơi có 2 trạm thu phí không phép - Ảnh: VnExpress.

Thời gian qua, việc tự ý thành lập 3 trạm thu phí nhằm chống thất thu trên tuyến Thăng Long - Nội Bài đã gây nhiều bức xúc trong dư luận. Việc sai phạm đã rõ ràng, tuy nhiên vấn đề đặt ra là phải xử lý thế nào, có nên thu hồi khoản tiền đó hay không vẫn đang được xem xét.

Vừa qua, căn cứ vào kết quả của thanh tra Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, Cục Đường bộ đã có báo cáo gửi Bộ Giao thông Vận tải, thừa nhận 3 trong số 5 trạm thu phí  tuyến Bắc Thăng Long - Nội Bài được thành lập không phép. 3 trạm thu phí trái phép này đã thu phí tới 15 năm mà vẫn ngang nhiên tồn tại?

Lý giải về điều này, đại diện Cục Đường bộ Việt Nam cho biết: từ 1994, trạm thu phí Thăng Long - Nội Bài được giao cho Công ty Quản lý và Sửa chữa đường bộ 234 thuộc Khu quản lý đường bộ 2 quản lý và tổ chức thu phí. Trong quá trình triển khai thu phí, phát hiện khu vực này có nhiều đường nhánh tạo điều kiện cho các phương tiện qua đường, qua cầu trốn vé. Vì vậy, đơn vị thu phí đã tổ chức 3 điểm chống thất thu tại các đường nhánh là: Nam Hồng, Nam Hồng và Kênh Giữa.

Đại diện này thừa nhận, doanh nghiệp làm như vậy là sai, Cục Đường bộ không quản lý chặt chẽ.

Trao đổi với phóng viên, ông Mai Văn Đức, Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam cho biết: việc làm của Công ty 234 nhằm chống thu cho ngân sách nhà nước là việc làm cần thiết, tuy nhiên, cái sai ở đây là khi chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền đồng ý, mà tự ý làm là không đảm bảo tính pháp lý.

Ông Đức cũng thẳng thắn thừa nhận trách nhiệm của Cục Đường bộ thiếu quan tâm đến cơ sở pháp lý nên đã để xảy ra tình trạng trên. Cục sẽ nghiêm túc kiểm điểm trách nhiệm.

Ông Nguyễn Văn Công, Chánh văn phòng Bộ Giao thông Vận tải cho biết: sai sót ở đây chỉ là tính pháp lý chưa đầy đủ. Tuy nhiên, Bộ  sẽ vẫn yêu cầu kiểm điểm trách nhiệm cá nhân liên quan. Ông Công cho biết thêm, qua kiểm tra của Bộ, hằng năm nguồn thu từ các trạm đều có xác nhận nộp ngân sách của Chi cục thuế Hà Nội. Bộ cũng chưa phát hiện có “tư túi”.

Từ những sai phạm trên, điều dư luận hết sức quan tâm đến việc xử lý từ phía Bộ và Cục Đường bộ. Có ý kiến cho rằng, việc trả lại tiền cho dân từ các trạm không phép rất khó vì không thể xác định được đúng người để trả. Thay vào đó, Cục Đường bộ phải chấm dứt hoạt động các trạm này và công khai xin lỗi người dân.

Thứ  trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Hồng Trường cho rằng, 3 trạm thu phí  trên thiếu thủ tục pháp lý. Tuy nhiên, do số tiền  đã thu trong thời gian dài, có biên lai và được nộp vào ngân sách nhà nước nên sẽ không hoàn trả cho dân. Về vấn đề này, Bộ sẽ báo cáo với Chính phủ. Bộ không xem xét trách nhiệm cá nhân của lãnh đạo Cục Đường bộ.

Tuy nhiên, tại cuộc họp với Cục Đường bộ Việt Nam, Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng lại cho rằng: Cục  Đường bộ phải nghiêm túc kiểm điểm về  vấn đề này, bởi 3 trạm thu phí sai đã tồn tại từ năm 1994 qua nhiều đời Cục trưởng. Tuy nhiên, lãnh đạo Cục Đường bộ chưa báo cáo ông về sự tồn tại 3 trạm thu phí không phép. Đến khi Thanh tra giao thông Hà Nội phát hiện và báo chí lên tiếng, Cục mới báo cáo và xin kiểm điểm.

Ông Dũng khẳng định: Bộ Giao thông Vận tải chắc chắn sẽ xem xét, xử lý trách nhiệm lãnh đạo Cục Đường bộ. Đồng thời, yêu cầu rà soát lại các trạm thu phí trên.

Bộ trưởng thừa nhận: thời gian qua, do nhà nước xã hội hóa đầu tư giao thông nên việc xuất hiện nhiều dự án đầu tư theo hình thức BOT - được phép lập trạm thu phí đã dẫn đến bất cập nhất định. Bộ đang có chương trình rà soát các trạm thu phí và sẽ có văn bản cấp bộ hoặc Chính phủ để lập lại trật tự thu phí trên toàn quốc. Bộ trưởng cho rằng: đây cũng là bài học trong hệ thống quản lý hiện nay, đặc biệt là việc nâng cao tính pháp chế của ngành giao thông vận tải nói chung.

Liên quan đến vấn đề này, hiện nay công an Hà Nội  đã vào cuộc điều tra các trạm thu phí không phép. Thiếu tướng Nguyễn Đức Nhanh, Giám đốc Công an Hà Nội cho biết: nếu có hành vi vi phạm pháp luật thì sẽ khởi tố điều tra và xử lý nghiêm theo pháp luật.

(Theo Đinh Tịnh // Vneconomy)

  • Lượng giao dịch BĐS bị tịch biên tăng
  • Nóng bỏng đất đai
  • Phù thủy “bùa mê” ! - Những nẻo đường… “làm ăn”
  • Tòa án điện tử: Minh bạch và tiện ích hơn
  • Làm giả giấy tờ cho thuê đất
  • Kiến nghị thu hồi 87 tỷ đồng từ bù lỗ xăng dầu
  • Thu nhập dưới mức bình quân mới được mua nhà ở xã hội
  • Ai phải trả và trả theo giá nào?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%