Thông tin sản phẩm có chứa sinh vật biến đổi gen hoặc sản phẩm của sinh vật biến đổi gen chiếm trên 5% mỗi thành phần phải được ghi rõ trên nhãn hàng hóa - Dự thảo Nghị định về An toàn sinh học do Bộ TN-MT đang soạn thảo nêu rõ.
Một số sản phẩm biến đổi gen (ảnh L.H.H). |
Tại Hội thảo Phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học (CNSH) trong nông nghiệp Việt Nam - những vấn đề pháp lý có liên quan - diễn ra ngày 9/12 tại Hà Nội bà Nguyễn Đặng Thu Cúc Cục Bảo tồn đa dạng sinh học (Bộ TN-MT) cho biết dự thảo này dành bốn điều từ Điều 39 đến Điều 42 để quy định thông tin về sinh vật biến đổi gen; sản phẩm của sinh vật biến đổi gen.
Theo đó ngoài quy định về nhãn hàng hoá tức các sản phẩm có chứa sinh vật biến đổi gen hoặc sản phẩm của sinh vật biến đổi gen chiếm trên 5% mỗi thành phần phải ghi rõ trên nhãn hàng hóa dự thảo luật cũng nhấn mạnh đến yếu tố bảo mật thông tin.
Cơ sở dữ liệu về sinh vật biến đổi gen sản phẩm của sinh vật biến đổi gen sẽ do Bộ TN-MT thống nhất quản lý.
Liên quan đến vấn đề này PGS.TS Lê Huy Hàm Viện trưởng Viện Di truyền Nông nghiệp cho rằng đối với Việt Nam cần giải quyết mâu thuẫn giữa quyền được biết thông tin của người tiêu dùng và giá thành lương thực thực phẩm thấp.
Ông lý giải về phía người tiêu dùng việc công khai thông tin trên nhãn hàng hoá để tạo sự yên tâm - điều này đặc biệt nhạy cảm khi hàng hoá đó là thực phẩm.
Tuy nhiên từ phía người sản xuất rất nhiều chi phí sẽ phát sinh liên quan đến thu hái phơi sấy đóng gói bảo quản hai loại sản phẩm chuyển gen và không chuyển gen do phải thực hiện riêng rẽ.
Việc chế biến vận chuyển cũng phải theo dây chuyền trong bao bì riêng cho đến khi phối trộn. Quá trình này dẫn đến tăng giá thành khoảng 10-12%.
Trong khi đó mỗi nước trên thế giới lại quy định một ngưỡng riêng để dán nhãn như Nhật Bản là 1% châu Âu 1% các nước đang phát triển 5%. Chi phí nảy sinh khi giám định định tính định lượng hàng hoá khá cao chẳng hạn ở Đông Nam Á là 250USD một mẫu định tính 450USD mẫu định lượng.
Phát triển cây trồng biến đổi gen trên thế giới (Nguồn: Clive James 2009) |
Tại Việt Nam điều kiện còn khó khăn hơn do cần phải có một hệ thống kiểm tra trên toàn quốc để xử lý vi phạm trong khi hệ thống sản xuất bán hàng vẫn theo lối nhỏ chưa hiện đại.
Thậm chí theo ông Lê Tiến Giám đốc Công ty Agbiotech vấn đề không đơn giản chỉ là việc ghi hay không ghi nhãn mà bao gồm cả quy trình liên quan đến nhiều công đoạn như đánh giá sự an toàn chi phí sự thực trong việc quảng cáo chọn lọc tính công bằng khoa học các rào cản thương mại trách nhiệm về mặt quản lý giải trình...
Do vậy PGS.TS Lê Huy Hàm nhấn mạnh cần có ngay khung pháp lý để quản lý an toàn sinh học các nghiên cứu khảo nghiệm đánh giá sản xuất và thương mại cây trồng biến đổi gen và sản phẩm của chúng. Đây là điều kiện tiên quyết để phát triển cây trồng biến đổi gen.
Năm 2008 diện tích cây trồng biến đổi gen trên thế giới là 125 triệu ha đã có 25 nước sử dụng cây biến đổi gen. Hàng tỷ tấn lương thực đã làm ra và tiêu dùng. Hơn 350 triệu người Mỹ Canada Argentina đã sử dụng thực phẩm biến đổi gen hơn 10 năm qua.
Việt Nam phấn đấu đến 2010 đưa một số cây trồng mới gồm 5 giống lúa thuần 3 giống lúa lai 2 giống ngô lai vào sản xuất đại trà. Năm 2011 một số giống biến đổi gen như bông ngô đậu tương... cũng được đưa vào sản xuất.
Tới 2020 diện tích trồng trọt giống cây mới tạo ra bằng các kỹ thuật của CNSH chiếm trên 70% trong đó diện tích trồng trọt các giống cây biến đổi gen chiếm 30-50%; trên 70% nhu cầu về giống cây sạch bệnh được cung cấp từ công nghiệp vi nhân giống; trên 80% diện tích trồng rau cây ăn quả sử dụng phân bón và thuốc BVTV sinh học.
Hà Yên
(Theo Vietnamnet)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com