Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Xét xử phúc thẩm vụ sai phạm tại TTXNK thuộc SEAPRODEX: Công tố viên đề nghị hủy án sơ thẩm

Ngày 19-11, Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TPHCM đã xét xử phúc thẩm vụ chiếm đoạt tiền hoàn thuế giá trị gia tăng xảy ra tại Trung tâm xuất khẩu thuộc Tổng công ty Thủy sản Việt Nam (viết tắt Seaprodex).

Theo bản án sơ thẩm, Trung tâm xuất khẩu thuộc Seaprodex có chức năng chính là xuất khẩu hàng thủy sản, hàng tháng đều được hoàn thuế giá trị gia tăng. Lợi dụng chính sách hoàn thuế và sự sơ hở trong công tác quản lý của Tổng Công ty Thủy sản Việt Nam, các bị cáo Lê Hòa Bình (nguyên Phó tổng giám đốc Seaprodex kiêm Giám đốc Trung tâm xuất khẩu của Seaprodex), Nguyễn Phương Hoa (nguyên Kế toán trưởng Trung tâm xuất khẩu của Seaprodex), Đinh Thị Kim Qui (nguyên thủ quỹ Trung tâm xuất nhập khẩu của Seaprodex), Phan Xuân Luận (nguyên Trưởng phòng Kinh doanh, Công ty thông tin dịch vụ thương mại quảng cáo Seaprodex), Đặng Thị Trần Châu (nhân viên kinh doanh) đã cấu kết nhau xuất khống 21 lô hàng may mặc, sau đó mua hóa đơn giá trị gia tăng của 5 công ty TNHH để hợp thức hóa số hàng này, lập hồ sơ xin hoàn thuế giả tạo và đã được Cục Thuế TPHCM hoàn hơn 3 tỷ đồng tiền thuế.

Tại phiên xử sơ thẩm vào tháng 4-2009, TAND TPHCM đã tuyên phạt Bình mức án 5 năm tù, Hoa 3 năm tù, Qui 2 năm tù nhưng cho hưởng án treo cùng về tội “Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” (dù cáo trạng truy tố các bị cáo này về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”); Luận 12 năm tù, Châu 10 năm tù cùng về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. 7 bị cáo khác có liên quan đến vụ án lãnh từ 2 năm đến 5 năm tù – trong đó có 3 bị cáo được hưởng án treo – cùng về tội “Làm, tàng trữ, vận chuyển lưu hành séc giả, các giấy tờ có giá giả khác”.

Sau phiên xử sơ thẩm, các bị cáo Bình, Hoa, Qui, Luận, Châu và 5 bị cáo khác làm đơn kháng cáo kêu oan, xin được giảm nhẹ hình phạt, xin được xem lại trách nhiệm dân sự.

Viện trưởng VKSND TPHCM cũng có quyết định kháng nghị, đề nghị tòa án cấp phúc thẩm xét xử theo hướng tăng hình phạt đối với Luận, Châu; xét xử các bị cáo Bình, Hoa, Qui về tội danh khác nặng hơn là “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Tại phiên xử phúc thẩm, đại diện VKSND Tối cao giữ quyền công tố tại phiên tòa đề nghị hội đồng xét xử hủy án sơ thẩm để điều tra, xét xử lại từ đầu do trong vụ án này có nhiều vấn đề chưa được cấp sơ thẩm xem xét, làm rõ.

Cụ thể: số tiền các bị cáo chiếm đoạt hơn 3 tỷ đồng từ việc hoàn thuế giá trị gia tăng được chia như thế nào; phần 20% trong số tiền chiếm đoạt mà Trung tâm xuất khẩu giữ lại được xử lý như thế nào, ai hưởng lợi...

Ngày mai 20-11, hội đồng xét xử sẽ tuyên án.

(Theo ÁI CHÂN // SGGP Online)

  • Nhà ở trên 250m2 đất phải thuê nhà thầu xây dựng
  • Mập mờ vụ 7.000 m2 “đất vàng” tại Mỹ Đình
  • “Khóc dở” mua nhà trên giấy
  • Thuế đối với truyền hình
  • Cấp nhãn hiệu chứng nhận cho Rau Đà Lạt
  • 7 điều kiện cho trạm sang chiết gas
  • Lại thêm một vụ vi phạm bản quyền phần mềm
  • Thủ tục hành chính thuế : Trước hết phải cải cách về hành xử
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%