Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Có được truy đóng BHXH cho thời gian bị gián đoạn?

Bà Nguyễn Mai Châu (Hải Phòng) có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) đến thời điểm chốt sổ BHXH (1/2009) là 7 năm 1 tháng. Bà Châu hỏi, bà có thể tham gia BHXH tự nguyện tiếp theo thời gian chốt sổ (từ tháng 2/2009-3/2010) không?

Bà Châu cũng muốn được biết, nếu BHXH huyện chỉ tính từ tháng 1/2010 đến tháng 3/2010, mà không tính từ tháng 2/2009 đến tháng 12/2009 thì thời gian đóng BHXH bắt buộc và thời gian đóng BHXH tự nguyện của bà có bị gián đoạn không? Bà Châu có bị mất quyền lợi gì không?

Câu hỏi của bà Châu được Công ty Luật TNHH Đại Việt tư vấn như sau:

Tại khoản5 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 quy định: “Thời gian đóng BHXH làthời gian được tính từ khi người lao động bắt đầu đóng BHXH cho đến khi dừng đóng. Trường hợp người lao động đóng BHXH không liên tục thì thời gian đóng là tổng thời gian đã đóng BHXH”.

Về việc bà Châu hỏi có được tham gia BHXH tự nguyện để đóng BHXH cho thời gian trước đây không tham gia (từ tháng 2/2009-3/2010) pháp luật không có quy định cụ thể. Tuy nhiên, theo quy định trên thì có thể hiểu thời gian bắt đầu đóng BHXH là thời gian người lao động bắt đầu tham gia đóng BHXH do đó không được đóng hồi tố cho thời gian trước đây chưa tham gia BHXH.

Thực tế chúng tôi được biết các cơ quan BHXH cũng không được thu tiền đóng BHXH hồi tố cho thời gian trước đây chưa tham gia (dù là BHXH bắt buộc hay tự nguyện). Đối với BHXH bắt buộc cũng chỉ thực hiện truy đóng trong một số trường hợp nhất định như: Người lao động, người sử dụng lao động tham gia BHXH mà không đóng BHXH; đóng không đúng thời gian quy định; đóng không đúng mức quy định; đóng không đủ số người thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc... chứ không có trường hợp truy đóng đối với thời gian người lao động không tham gia BHXH. Vì vậy bà sẽ không được đóng BHXH cho thời gian ngừng đóng trước đây (từ tháng 2/2009 - 3/2010).

Về thời gian đóng BHXH, nếu bà Châu tiếp tục tham gia đóng BHXH thì thời gian đóng BHXH của bà sẽ được tính là thời gian đóng BHXH trước đây cộng với thời gian đóng BHXH tiếp theo. Quyền lợi của bà sẽ vẫn được đảm bảo nếu bà có đủ điều kiện về thời gian đóng BHXH và các điều kiện cụ thể theo quy định đối với từng chế độ bảo hiểm như ốm đau, thai sản, hưu trí, tử tuất....

Tuy nhiên nếu sau này bà Châu tham gia đóng BHXH tự nguyện chứ không phải BHXH bắt buộc thì bà sẽ chỉ được hưởng chế độ hưu trí và tử tuất theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Luật Bảo hiểm xã hội như sau: “Người lao động vừa có thời gian đóng BHXH bắt buộc vừa có thời gian đóng BHXH tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất trên cơ sở thời gian đã đóng BHXH”. 

Công ty Luật TTHH Đại Việt - Số 335 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội

(Theo Tin Chính phủ)

  • Giải đáp một số thắc mắc về phụ cấp kế toán
  • Đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật phải bồi thường
  • Thuế thu nhập cá nhân khi nhận thừa kế là cổ phần
  • Về chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng
  • Quyền tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường
  • Có được xây nhà khi chưa có sổ đỏ sở hữu đất?
  • Không cấp giấy chứng nhận cho diện tích đất vi phạm hành lang an toàn đường bộ
  • Thuế đối với hoạt động cho thuê nhà
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%