Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Khi định cư ở nước ngoài thì nhà thuộc sở hữu ở Việt Nam như thế nào?

Ông Trần Minh Đức có 1 căn nhà ở TP. Hồ Chí Minh, nay ông Đức được chấp thuận định cư tại Thụy Sỹ. Ông Đức có được tiếp tục quyền sở hữu căn nhà của mình không?

Câu hỏi của ông Đức được Luật sư Lê Văn Đài, Trưởng Văn phòng Luật sư Khánh Hưng, Đoàn Luật sư Hà Nội trả lời như sau:

Pháp luật hiện hành không có quy định việc công dân Việt Nam khi rời Việt Nam đi định cư ở nước ngoài phải chấm dứt các quyền đối với tài sản đã có trước khi xuất cảnh. Về nguyên tắc, căn nhà của ông Đức đã được Nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, nay chưa chuyển quyền sở hữu cho người khác, thì vẫn thuộc quyền sở hữu của ông Đức.

Theo khoản 1 Điều 45 Nghị định 71/2010/NĐ-CP ngày 23/6/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở, cá nhân thuộc đối tượng có quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam và có giấy tờ chứng minh về việc tạo lập hợp pháp nhà ở theo quy định thì được Nhà nước công nhận quyền sở hữu đối với nhà ở đó mà không bắt buộc phải có điều kiện về hộ khẩu thường trú, đăng ký kinh doanh tại nơi có nhà ở (trừ trường hợp nhà đã mua là nhà ở xã hội).

Tuy nhiên, Điều 1 Luật số 34/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung Điều 126 của Luật Nhà ở và Điều 121 của Luật Đất đai có quy định về quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam của người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

Theo đó, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng sau đây được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép cư trú tại Việt Nam từ 3 tháng trở lên thì có quyền sở hữu nhà ở để bản thân và các thành viên trong gia đình sinh sống tại Việt Nam:

- Người có quốc tịch Việt Nam;

- Người gốc Việt Nam thuộc diện người về đầu tư trực tiếp tại Việt Nam theo pháp luật về đầu tư; người có công đóng góp cho đất nước; nhà khoa học, nhà văn hoá, người có kỹ năng đặc biệt mà cơ quan, tổ chức của Việt Nam có nhu cầu và đang làm việc tại Việt Nam; người có vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam sinh sống ở trong nước.

Người gốc Việt Nam không thuộc các đối tượng nêu trên nhưng được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp Giấy miễn thị thực và được phép cư trú tại Việt Nam từ 3 tháng trở lên thì có quyền sở hữu 1 nhà ở riêng lẻ hoặc 1 căn hộ chung cư tại Việt Nam để bản thân và các thành viên trong gia đình sinh sống tại Việt Nam.

Khoản 1 Điều 65 Nghị định 71/2010/NĐ-CP quy định, đối với trường hợp được sở hữu nhà tại Việt Nam thì “Thời hạn sở hữu nhà ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài là ổn định, lâu dài”.

Như vậy, sau khi đi định cư ở nước ngoài, nếu vận dụng phù hợp các quy định của pháp luật Việt Nam, ông Đức vẫn tiếp tục được quyền sở hữu đối với căn nhà tại Việt Nam đã được ông tạo lập hợp pháp và đã được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu trước khi xuất cảnh. Ông có thể ủy quyền cho người thân trong nước quản lý, trông nom, hoặc thay mặt ông  thực hiện quyền của chủ sở hữu trong việc bán, cho tặng nhà ở của ông.

Luật sư Lê Văn Đài - VPLS Khánh Hưng – Đoàn Luật sư Hà Nội

(Theo Tin Chính phủ)

  • Không có quy định chi nhánh phải đăng ký vốn điều lệ
  • Trường hợp Giấy chứng nhận QSDĐ bị thu hồi
  • Thế nào là đất sử dụng ổn định?
  • Chế độ trợ cấp khó khăn với công chức, viên chức tập sự
  • Thời điểm hợp đồng xây dựng hết hiệu lực
  • Chưa có sổ đỏ cũng có thể thế chấp ngân hàng?
  • Người ủy quyền giao dịch BĐS phải khai nộp thuế TNCN
  • Hướng dẫn thủ tục đầu tư cảng biển
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%