Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Quy định quyền có tài sản riêng sau kết hôn

Ông Thái An Ninh (Quảng Ninh) hỏi ông có thể mua 1 mảnh đất do mình ông đứng tên trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không, sau này ông muốn bán thì tự ông bán có được không, nếu hiện ông đang trong tình trạng hôn nhân bình thường?

Câu hỏi của ông Ninh được Luật sư Lê Văn Đài, Luật sư Văn phòng Luật sư Khánh Hưng - Đoàn Luật sư Hà Nội trả lời như sau:

Tại khoản 1, Điều 27 Luật Hôn nhân và Gia đình quy định: Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thoả thuận là tài sản chung.

Trường hợp dùng tiền, tài sản chung của vợ chồng được hình thành từ quy định nêu trên để giao dịch nhận quyền sử dụng đất thì quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng.

Theo quy định tại khoản 1, Điều 5 Nghị định 70/2001/NĐ-CP ngày 3/10/2001 của Chính phủ thì tài sản là nhà ở, quyền sử dụng đất thuộc sở hữu chung của vợ chồng khi đăng ký quyền sở hữu phải ghi tên của cả vợ và chồng

Căn cứ khoản 1, Điều 32 Luật Hôn nhân và Gia đình quy định: Vợ, chồng có quyền có tài sản riêng. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm: 

- Tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn;

- Tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân;

- Tài sản được chia riêng cho vợ, chồng từ tài sản chung của vợ chồng và hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đã được chia;

- Đồ dùng, tư trang cá nhân.

Nếu ông Ninh muốn mua một mảnh đất riêng trong thời kỳ hôn nhân, để một mình ông đứng tên trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, để một mình ông định đoạt khi muốn chuyển nhượng cho người khác, thì bắt buộc ông phải sử dụng tiền, tài sản riêng của mình để giao dịch nhận chuyển nhượng.

Tài sản riêng của ông là tài sản ông có trước khi kết hôn; hoặc ông được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân nhưng chưa nhập vào khối tài sản chung vợ chồng; hoặc là tài sản ông được chia riêng từ tài sản chung của vợ chồng và hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đã được chia đó.

Ông Ninh cần phải có và lưu giữ văn bản, tài liệu, chứng cứ hợp pháp chứng minh trong thời kỳ hôn nhân ông có tài sản riêng và ông đã dùng tiền, tài sản riêng của mình để giao dịch nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất riêng.

Theo đó, sau khi nhận chuyển nhượng, một mình ông đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, một mình ông có quyền quản lý, sử dụng, hoặc chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người khác.

(Theo Luật sư Lê Văn Đài // Tin Chính phủ)

  • Kéo dài thời gian nâng lương nếu không hoàn thành nhiệm vụ hàng năm
  • Trường hợp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất bị vô hiệu
  • Xác định chi phí quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị
  • Một mẫu hóa đơn thì có thể đặt in nhiều ký hiệu khác nhau
  • Cách ghi số cổ phần và mệnh giá cổ phiếu
  • Hướng dẫn áp dụng định mức dự toán xây dựng
  • Trường hợp hợp đồng chuyển nhượng QSD đất bị vô hiệu
  • Đối tượng được giao, thuê đất nuôi trồng thủy sản
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%