Sự phát triển của công nghệ thông tin ngày nay cho chúng ta rất nhiều cơ hội để nói lên tiếng nói của mình. Tuy nhiên, nên chăng đã đến lúc chúng ta phải nghĩ đến văn hoá ứng xử trong những kênh giao tiếp tự do này?
Vài nét về Twitter |
Twitter là một mạng xã hội miễn phí và là một trong những dịch vụ micro-bloging đầu tiên cho phép người sử dụng có thể cập nhật thông tin liên tục lên website. Tin nhắn gửi đến Twitter được đẩy lên trang chủ của bạn và tới tất cả những người bạn đăng nhập để nhận tin nhắn này, do đó thông điệp sẽ cùng lúc được đưa tới nhiều người. Thông tin được giới hạn trong 140 ký tự. Lợi thế của Twitter blog là nó dễ dàng cập nhật hơn blog trên mạng, và do đó cho phép bạn có thể chia sẻ những vấn đề, suy nghĩ… của mình ngay lập tức. Twitter ra đời vào năm 2006, và hiện có nhiều đối thủ như Pownce, Jaiku và Jelp. |
Julia Kerby[1], bạn tôi trên tạp chí Harvard Business Review đã cảnh báo về sai lầm trong cuộc phỏng vấn Mark Zuckerberg[2] - người sáng lập ra mạng xã hội Facebook[3] tại cuộc hội thảo South-by-Southwest (SBS)[4] ở Austin.
Đám đông khán giả dường như không thích bài phỏng vấn do phóng viên Sarah Lacy của tờ Businessweek[5] thực hiện. Vì vậy họ bắt đầu bàn tán qua Twitter[6] và khi sự bất bình lên đến cao trào, họ bắt đầu phàn nàn với Lacy.
“Hãy hỏi anh ấy một điều gì đó hay hơn”, một người la lớn. “Hãy để chúng tôi đặt câu hỏi giúp”, một người khác lên tiếng.
Lacy hỏi khán giả rằng họ muốn cô làm gì, và một người lên tiếng “hãy xem trên Twitter”. Lacy cho rằng phản ứng của khán giả là “tâm lý bầy đàn” — họ chỉ phóng đại sự việc — và sau này cô viết trên Twitter: “Tôi thực sự không chịu nổi các bạn, tôi đã cố hết sức để đưa ra được nhiều câu hỏi”. Tôi nghĩ là chẳng bao lâu sau Lacy lại có cuộc phỏng vấn khác ở SBS.
Twitter được sử dụng như một môi trường |
Ý tưởng sử dụng Twitter để nhận xét về người được phỏng vấn hay người phỏng vấn trong một cuộc hội thảo thật thú vị và ngày càng phổ biến.
Tôi không phản đối việc làm này, nhưng tôi khuyến cáo những người sử dụng Twitter nên suy nghĩ cẩn thận về việc ai sẽ đọc được những lời nhận xét đó.
Bạn không thích giữ vai trò trung gian giữa bạn và những người như Zuckerberg, nhưng có lẽ một người có định hướng xã hội như anh ta lại thích có quyền kiểm soát nhiều hơn là một cuộc đối thoại mở với đám đông.
Những người phát ngôn thường hay công kích người khác (nếu không ý kiến của họ sẽ không mấy hấp dẫn). Nếu những nhà tư tưởng hàng đầu của thế giới cảm thấy họ có thể bị tấn công qua kênh thông tin phản hồi, họ sẽ không tham gia vào đó.
Những người cẩn thận có thể thấy thú vị hoặc thậm chí hữu ích khi nghe những điều khán giả nghĩ, nhưng tôi biết có rất nhiều người nổi tiếng lại không cẩn thận chút nào.
Khi tôi còn làm ở công ty Accenture[7], ban lãnh đạo công ty bắt đầu một loạt những hội thảo qua video cho tất cả nhân viên. Một số người còn đề xuất ý tưởng nên thành lập một diễn đàn phản hồi — trên đó cho phép đăng những bài giấu tên tác giả.
Các kênh thông tin tự do mang đến |
Một vài cuộc họp qua video được hỗ trợ bởi kênh thông phản hồi. Không mấy ngạc nhiên, một số bài viết đã đăng không mang tính chất xây dựng cho lắm. Kênh phản hồi nhanh chóng bị biến mất.
Tôi đoán là trong các trường đại học (có thể là cả nơi tôi đang công tác), các sinh viên sử dụng kênh phản hồi để bàn tán về giáo sư trên Twitter ngay trong giờ học. Hãy cẩn thận! Có thể trường sẽ tắt sóng wireless trong lớp học.
Chúng ta phải biết cách cân bằng ý tưởng muốn tự thể hiện mình với phép lịch sự. Nếu chúng ta không lịch sự, có thể sẽ dẫn đến tình trạng sự tự do ngôn luận bị buộc phải bị hạn chế.
(Theo Tom Davenport // Harvard Business Online -Tuanvietnam)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com