Danh sách 10 thương hiệu bia phổ biến nhất thế giới có thể khiến nhiều người ngạc nhiên. Đứng đầu danh sách là Snow Beer – một hãng bia của Trung Quốc trong khi đó Heneiken chỉ đứng thứ 6, Asahi xếp thứ 10.
Danh sách các thương hiệu bia phổ biến nhất được xếp theo doanh số bán hàng bia năm 2011. Danh sách này bao gồm các thương hiệu quen thuộc như Heneiken, Asahi, Corona, bên cạnh đó là những hãng bia được ít người biết đến như Miller Lite hay Snow Beer.
1. Snow Beer
Doanh số bán hàng năm 2011: 50.8 triệu thùng Doanh số bán hàng năm 2010: 52 triệu thùng Snow Beer – hãng bia Trung Quốc đứng đầu trong danh sách các nhãn hiệu bia bán chạy nhất thế giới mặc dù gần như 100% doanh số bán hàng của hãng là ở thị trường nội địa.
2. Bud Light
Doanh số bán hàng năm 2011: 45.4 triệu thùng Doanh số bán hàng năm 2010: 47.4 triệu thùng Bud Light là hãng bia phổ biến trên toàn thế giới và là hãng bia bán chạy nhất tại Mỹ.
3. Budweiser
Doanh số bán hàng năm 2011: 38.7 triệu thùng Doanh số bán hàng năm 2010: 37 triệu thùng Budweiser là thương hiệu bia của hãng AB InBev ra đời từ năm 1876 tại Mỹ và là một trong những hãng bia bán chạy nhất tại Mỹ.
4. Corona Extra
Doanh số bán hàng năm 2011: 30.4 triệu thùng Doanh số bán hàng năm 2010: 27.9 triệu thùng Đây là thương hiệu bia của Hãng Groupo Modelo (Mexico). Với chiến dịch quảng cáo trong mùa hè vừa qua, Corona trở thành nhà quảng cáo bia ngoài trời lớn nhất thế giới.
5. Skol
Doanh số bán hàng năm 2011: 29.5 triệu thùng Doanh số bán hàng năm 2010: 30.2 triệu thùng Skol là thương hiệu bia của hãng AB InBev (Mỹ), phổ biến tại thị trường Anh, Mỹ, Trung Quốc nhưng gần đây hãng thành công tại các thị trường mới nổi như Châu Phi và Nam Mỹ đặc biệt là Brazil.
6. Heineken
Doanh số bán hàng năm 2011: 26 triệu thùng Doanh số bán hàng năm 2010: 24.8 triệu thùng Hãng bia nổi tiếng nhất thế giới chỉ kiêm tốn đứng vị trí thứ 6 trong bảng danh sách. Ra đời tại Hà Lan năm 1873 đến nay Heineken sở hữu thương hiệu trị giá 6 tỷ usd – đứng thứ 3 trong danh sách các hãng bia đắt nhất mọi thời đại.
7. Coors Light
Doanh số bán hàng năm 2011: 18.2 triệu thùng Doanh số bán hàng năm 2010: 14.5 triệu thùng Coors Light là thương hiệu bia lớn thứ 2 tại Mỹ. Năm 2008, Coors Light trở thành hãng bia chính thức cho giải NASCAR – giải đua xe danh giá nhất nước Mỹ.
8. Miller Lite
Doanh số bán hàng năm 2011: 18 triệu thùng Doanh số bán hàng năm 2010: 18.2 triệu thùng Thương hiệu này xuất hiện vào năm 1973 tại Chicago, Mỹ. Hiện tại, trị giá thương hiệu Miller Lite đạt 2,313 tỷ USD đứng thứ 9 trong danh sách 10 hãng bia đắt giá nhất thế giới.
9. Brahma
Doanh số bán hàng năm 2011: 17.4 triệu thùng Doanh số bán hàng năm 2010: 18 triệu thùng Ra đời năm 1888 tại Brazil và Brahma cũng là thương hiệu thuộc sở hữu của hãng AB InBev.
10. Asahi Super Dry
Doanh số bán hàng năm 2011: 12.3 triệu thùng Doanh số bán hàng năm 2010: 12 triệu thùng Asahi Super Dry là thương hiệu bia của Nhật có mặt ở 50 quốc gia trên thế giới. Asahi chiếm 38% thị phần bia Nhật và rất phổ biến ở Châu Âu.
Hóa ra bên trong cỗ máy tìm kiếm khổng lồ Google không quá phức tạp như nhiều người nghĩ. Chuyến thăm trụ sở của Google khu vực Đông Nam Á cho thấy, ý tưởng sáng tạo và nhân viên là các tài sản lớn nhất của công ty này.
H&M là một trong số các thương hiệu thời trang sáng giá và làm thay đổi cả thế giới thời trang. Thế nhưng, xuất phát điểm của H&M lại từ... sao chép ý tưởng!
Theo báo cáo về chỉ số an toàn vừa được Trung tâm Đánh giá dữ liệu tai nạn hàng không có trụ sở tại Đức công bố, Finnair của Phần Lan hiện là hãng hàng không an toàn nhất thế giới.
Sở dĩ Trung Nguyên cho rằng Starbucks đã mất đi nhiều bản sắc là bởi lẽ hãng này đã gỡ chữ coffee trên logo của mình và bán tới 87.000 loại thức uống trong cửa hàng.
Country Brand Index vừa công bố bảng xếp hạng các thương hiệu quốc gia danh giá nhất thế giới. Theo đó, một tin không vui dành cho Mỹ là họ không có mặt trong top 5.
Hãng tư vấn Booz & Co. vừa công bố xếp hạng 1.000 doanh nghiệp có mức chi nghiên cứu và phát triển (R&D) lớn nhất thế giới. Đi kèm là kết quả một cuộc thăm dò ý kiến đối với 700 giám đốc R&D xem đâu là những công ty có năng lực sáng tạo nhất thế giới.
Hãng tư vấn Interbrand vừa công bố bảng xếp hạng 100 thương hiệu có giá trị nhất thế giới năm 2012. Trong đó, dẫn đầu bảng xếp hạng là thương hiệu đồ uống Coca-Cola với giá trị đạt tới 77,8 tỷ USD.
Tumblr được biết đến là nền tảng blog nhanh, linh hoạt, dành cho những người sử dụng không có nhiều thời gian lướt web. Sự lớn mạnh của Tumblr khiến không ít người dự đoán mạng xã hội này sẽ sớm vượt Facebook.
Mặc cho tình hình kinh tế ảm đạm đến mức nào, giá trị thương hiệu của các nhà bán lẻ hàng đầu thế giới vẫn không ngừng gia tăng. Điều này cho thấy khả năng chống đỡ của họ trước khủng hoảng là không hề nhỏ. Đó là thành quả của những chiến lược thông minh và đặc biệt là những nỗ lực không mệt mỏi.
Nhà bán lẻ trực tuyến mọi thứ vượt trội trong danh sách không chỉ về sự tín nhiệm thương hiệu nói chung mà còn cả ở mọi giá trị tín nhiệm riêng. Khả năng tiếp cận sản phẩm, sự hữu dụng và kinh nghiệm khách hàng hiếm có của Amazon đều hội tụ lại để tạo ra một thương hiệu mạnh được người tiêu dùng tin tưởng.
Một trong những nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu của một công ty là lựa chọn logo phù hợp. Quá trình này đòi hỏi phải có tầm nhìn, tài năng, thời gian và cả tiền bạc.
Khi những sản phẩm Coca-Cola in tên tràn ngập mạng xã hội và phong trào chụp ảnh khoe tên không ngừng lan tỏa, chiến dịch “Share a Coke” của Coca-Cola đã trở thành chủ đề được bàn luận nhiều nhất trong giới làm kinh doanh và tiếp thị.
Sau 97 năm nằm dưới sự sở hữu của gia đình sáng lập, công ty truyền thông Forbes Media cách đây ít hôm tuyên bố đã bán cổ phần đa số cho một nhóm nhà đầu tư quốc tế có trụ sở ở Hồng Kông.
Dường như thời kỳ 'nổi như cồn' và 'nổ như pháo' của anh em Bầu Thụy - Bầu Thủy được mọi người biết đến cả danh tiếng và tai tiếng đã qua. Hai doanh nhân trẻ tuổi đang ẩn sâu và kín tiếng hơn.
Ai cũng được cho cơ hội để có thể trở nên giàu có như nhau. Vấn đề duy nhất ở đây là, suy nghĩ, quan niệm về tiền bạc của mỗi người khác nhau, từ đó dẫn đến kết quả khác nhau cho mỗi người.
Việc nhiều tập đoàn vung tiền "khủng" để rước các Giám đốc điều hành (CEO) thuộc hạng "siêu sao" về làm việc có thể là quyết định sai lầm nghiêm trọng dẫn đến sụt giảm hiệu suất kinh doanh của chính họ.