Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Khi đối tác trở thành đối thủ cạnh tranh

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu, quá trình chuyên môn hóa giữa các doanh nghiệp ngày càng cao. Xu hướng chuyển giao sản xuất được nhiều doanh nghiệp áp dụng nhằm cắt giảm chi phí, giải phóng nguồn vốn, tăng hiệu quả hoạt động và nâng cao sức cạnh tranh. Tuy nhiên bên cạnh những lợi ích mang lại, việc sử dụng đối tác bên ngoài để sản xuất một phần hay toàn bộ sản phẩm mang cũng mang đến một số rủi ro cho doanh nghiệp, trong đó có nguy cơ đối tác sản xuất trở thành đối thủ cạnh tranh.
 
Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp nhận gia công sản xuất cho những sản phẩm có thương hiệu và khi đạt đến một trình độ nhất định họ có nhu cầu tạo lập thương hiệu riêng và trở thành đối thủ cạnh tranh nặng ký của các doanh nghiệp đã từng là đối tác. Điển hình cho sự thành công theo cách này là Lenovo, TCL...

Trước sự cạnh tranh không lành mạnh, không ít doanh nghiệp gặp phải khó khăn như: Tìm kiếm một đơn vị gia công khác, giá thành bị cạnh tranh, khách hàng bị lôi kéo thậm chí mất cả nhân sự cấp cao… Để đối phó với trường hợp trên nhiều doanh nghiệp phải nhờ tới sự can thiệp của pháp luật, các hiệp hội ngành nghề và giới liên quan. Tuy nhiên, với nền kinh tế thị trường còn mới như Việt Nam, các công cụ để điều chỉnh những nguyên tắc trong kinh doanh chưa hoàn thiện, các doanh nghiệp vẫn phải đối mặt và chấp nhận với thức tế.

Để tránh những rủi ro, nhiều doanh nghiệp phòng ngừa bằng cách vẫn chuyển giao sản xuất nhưng giữ lại những bí quyết và công nghệ chủ chốt. Sony Ericsson chỉ chuyển giao công nghệ sản xuất những sản phẩm không còn tính thời trang. Alcatel bán các nhà máy cho đối tác nhưng vẫn giữ lại 6 nhà máy chủ chốt...

Mặt khác thì một số doanh nghiệp lại xây dựng các thỏa thuận hợp tác với các điều khoản chặt chẽ nhằm hạn chế được những rủi ro sau này. Các doanh nghiệp Nhật Bản như Toyota, Honda... sẵn sàng mất nhiều tháng thu thập thông tin về đối tác trước khi ký hợp đồng hợp tác… Thực hiện đa dạng hóa sản phẩm và thị trường, thiết lập quan hệ chặt chẽ và chăm sóc tốt hệ thống khách hàng… nhằm giữ vững thị phần cũng được nhiều doanh nghiệp áp dụng. Bên cạnh đó, uy tín thương hiệu cũng là thế mạnh để các doanh nghiệp lâu năm đối phó với các đối thủ cạnh tranh mới

Trong thế giới cạnh tranh gay gắt, xu hướng hợp tác và chuyển giao sản xuất là tất yếu. Tuy nhiên làm thế nào để có thể vận dụng tốt nguồn lực bên ngoài? Tầm nhìn của một CEO đóng vai trò quyết định cho thành bại của doanh nghiệp.

Chương trình “Chìa khóa thành công - CEO” với chủ đề "Đối tác thành đối thủ cạnh tranh" phát sóng vào lúc 21h15, thứ tư ngày 30/12/2009 sẽ giúp CEO giải quyết vấn đề này. Mời các bạn tham gia và bình chọn cho CEO xuất sắc của chương trình để tìm cơ hội nhận giải thưởng 5 triệu đồng.

(Theo chìa khóa thành công)

  • Cạnh tranh nguồn lực: Chiến lược của thế kỷ XXI?
  • Chiến lược nghiên cứu môi trường trong kinh doanh
  • Ba bí quyết dành cho những nhà doanh nghiệp xanh
  • Kiểm soát thông tin trong công ty: Không khó!
  • Thiếu năng lực quản lý: Đâu là giải pháp?
  • Thị trường ERP: Tăng trưởng nhanh cùng nỗi lo nhân lực
  • Những thách thức trong tái cấu trúc doanh nghiệp
  • Quản trị rủi ro: 6 sai lầm nên tránh
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com