Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

3. Phương thức thực hiện chiến lược thâm nhập thị trường thế giới tại khu thương mại tự do:

3. Phương thức thực hiện chiến lược thâm nhập thị trường thế giới tại khu thương mại tự do:  

Ngoài 2 phương thức thực hiện chiến lược thâm nhập thị trường thế giới  trên, các doanh nghiệp  xuất  khẩu  còn có thể thâm nhập thị trường thông qua các hình thức như:

•        Ðặc khu kinh tế (Special Economic Zone)

•        Khu chế xuất (Export Processing Zone)

•        Khu thương mại tự do (Free Trade Zone)

Phương thức này có ý nghĩa quan trọng là:

•        Khi sản xuất tại đặc khu kinh tế, khu chế xuất, các doanh nghiệp sẽ tận dụng được những lợi thế như: miễn giảm các loại thuế, chi phí thuê mướn nhà cửa, nhân công thấp.

•        Trong khi chờ đợi một thị trường thuận lợi, nhà xuất  khẩu  có thể gửi hàng hóa vào khu thương mại tự do để giữ lại sơ chế hoặc đóng gói lại trong một thời gian nhất định mà không phải làm thủ tục hải quan hoặc đóng thuế nhập khẩu.

Qua phân tích các phương thức thâm nhập thị trường thế giới  chúng ta có thể khái quát ưu và nhược điểm của từng phương thức đó như sau:

1.    Phương thức thâm nhập thị trường thế giới  từ sản xuất trong nước:

       1.1    Ưu điểm:

•          Tạo nguồn vốn ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu và tích lũy phát triển sản xuất.

•          Khai thác tốt tiềm năng của đất nước trên cơ sở liên hệ với thị trường thế giới .

•          Là phương thức truyền thống, dễ thực hành đối với các doanh nghiệp  vừa và nhỏ.

      1.2  Nhược điểm:

•          Phụ thuộc vào quota nhập khẩu của nước ngoài.

•          Gặp phải hàng rào quan thuế và phi quan thuế của nước ngoài.

•          Chưa linh hoạt trong thương mại quốc tế.

•          Phụ thuộc nhiều vào hệ thống phân phối tại nước ngoài.

2.    Phương thức thâm nhập thị trường thế giới  từ sản xuất nước ngoài:

       2.1    Ưu điểm:

•          Tận dụng thế mạnh của nước sở tại để giảm giá thành sản phẩm.

•          Khắc phục hàng rào thuế quan và phi quan thuế.

•          Sử dụng được thị trường nước sở tại (chủ nhà)

•          Chuyển giao được công nghệ, kỹ thuật sang những quốc gia chậm phát triển.

       2.2    Nhược điểm:

•          Nếu có sự bất ổn về kinh tế và chính trị ở nước sở tại, các doanh nghiệp  (nhà đầu tư) có thể bị rủi ro.

•          Ðòi hỏi doanh nghiệp  phải có vốn lớn và khả năng cạnh tranh cao.

•          Ðòi hỏi doanh nghiệp  phải nghiên cứu kỹ thị trường mới của nước sở tại.

3. Phương thức thâm nhập thị trường thế giới tại vùng thương mại tự do:

       3.1    Ưu điểm:

•          Tận dụng một số chế độ ưu đãi về thuế, giá nhân công, lao động

•          Thuận lợi cho các hoạt động tạm nhập tái xuất gia công chế biến do thủ tục xuất nhập khẩu dễ dàng.

•          Dễ dàng đưa công nghệ và thiết bị mới vào hoạt động.


          Thuận lợi trong việc tổ chức hội chợ triển lãm, hội nghị khách hàng.

     3.2    Nhược điểm:

•          Ðòi hỏi doanh nghiệp  phải có vốn và khả năng cạnh tranh cao để đầu tư vào khu chế xuất, đặc khu kinh tế.

•          Cần tìm kiếm thị trường tiêu thụ tại quốc gia chủ nhà và tái xuất ra quốc gia thứ ba.

•          Có thể rủi ro do chi phí dịch vụ tại chỗ cao.

Trên đây là 3 chiến lược thâm nhập thị trường thế giới  mà các doanh nghiệp  xuất nhập khẩu có thể chọn lựa để xây dựng chiến lược thâm nhập thị trường của mình. Trong thực tiễn, không có quy luật tuyệt đối hoặc công thức nào để lựa chọn chính xác. Việc lựa chọn các chiến lược thâm nhập ở các doanh nghiệp phải trên cơ sở nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn chiến lược thâm nhập đồng thời trên cơ sở hiểu rõ đặc điểm của từng chiến lược thâm nhập.

Ở nước ta việc mở rộng và nâng cao hoạt động ngoại thương phải được tập trung chú ý từ khâu sản xuất đến thu mua hàng xuất  khẩu. Các đơn vị thuộc các thành phần kinh tế khác nhau được tham gia vào việc sản xuất hàng xuất  khẩu . Cụ thể bao gồm các hình thức sau đây:

•        Uûy thác xuất nhập khẩu.

•        Mua đứt, bán đoạn cho đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu .

•        Liên doanh , liên kết với các đơn vị  trực tiếp xuất nhập khẩu .

•        Tổ chức xuất nhập khẩu  trực tiếp nếu có đủ điều kiện qui định của Bộ Thương Mại.

Về mặt tổ chức hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu , các đơn vị  xuất nhập khẩu  trực tiếp nên đi vào chuyên doanh, lấy chuyên doanh làm gốc. Việc kinh doanh tổng hợp chỉ có thể áp dụng trong môt phạm vi nhất định; có như vậy, các doanh nghiệp  xuất nhập khẩu  mới phát huy thế mạnh sở trường của mình, đảm bảo kinh doanh có hiệu quả.

Như vậy, căn cứ vào tình hình thực tế ở nước ta có thể nói chiến lược thâm nhập thị trường thế giới  từ sản xuất trong nước là chủ yếu, các chiến lược còn lại tùy theo sự phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật trong tương lai mà các doanh nghiệp  vận dụng cho phù hợp.

Trong điều kiện hiện nay, các chiến lược sản xuất ở nước ngoài cũng cầøn được các doanh nghiệp  quan tâm để hiểu rõ các hình thức hoạt động của các công ty nước ngoài tại Việt Nam.

Trên cơ sở xác định nói chiến lược thâm nhập thị trường thế giới , các doanh nghiệp  xuất nhập khẩu  phải thiết lập chiến lược marketing mix nhằm đảm bảo cho chiến lược thâm nhập thị trường thế giới  có thể thực hiện đạt hiệu qủa cao.


 

( Sưu tầm trên Internet)

Bài thuộc chuyên đề: Marketing xuất khẩu

  • Từ 'Share a Coke' đến tư duy truyền thông thời công nghệ số
  • Sau đại chiến mì ăn liền, bùng nổ mì gạo?
  • Khó khăn, doanh nghiệp vẫn bạo chi “săn” nhân sự cao cấp
  • Bí quyết mở 99 cửa hàng trong 2 năm của ông chủ cà phê "sạch" đất Sài Thành
  • Đại chiến mì ăn liền: Masan có cam chịu "hít khói" Acecook?
  • Chương IV: Chính sách sản phẩm quốc tế
  • I. Chính sách sản phẩm
  • II. Quá trình hình thành và phát triển một sản phẩm
  • 2. Quá trình phát triển sản phẩm mới: (New product development process)
  • 3. Quản lý chất lượng
  • 4. Nghiên cứu và phát triển : (Research & Development)
  • III. Quyết định hệ sản phẩm (Product mix decision)
  • 2. Từng giai đoạn của sản phẩm trong chu kỳ sống
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com