Những con số lớn thường xuất hiện trên các thẻ ghi giá tiền tại các cửa hiệu bán đồ cao cấp, nhưng có một con số mà các nhà kinh doanh cần đặc biệt chú ý : 204.
Đó là 204 tỉ dollars - theo dự đoán toàn bộ thu nhập của thương mại điện tử trong năm 2008 – vượt kế hoạch 17% so với năm 2007. Và nếu căn cứ vào lịch sử, bạn có thể hy vọng sẽ theo kịp thị trường các đồ dùng xa xỉ. Theo Forrrest Research, các sản phẩm quần áo cao cấp cũng đã chiếm khoảng 1 tỉ dollars doanh thu trên mạng trong năm 2007. Xét về nguyên tắc, hoàn toàn không nghi ngờ rằng việc bán hàng trên mạng đang trở nên ngày càng quan trọng đối với các nhãn hiệu cao cấp hàng đầu khi mà người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm và dịch vụ cao cấp này qua việc mua hàng trên web sẵn sàng chi ra nhiều như khi họ “shopping” trong các cửa hiệu.
Bất chấp xu hướng này, nhiều nhãn hàng cao cấp tiếp tục phân chia những nỗ lực tiếp thị trên mạng và tiếp thị bằng nhiều cách khác, gây lúng túng cho nhiều khách hàng với những thông tin rời rạc và đánh mất những cơ hội bằng vàng để tạo ra sự hỗ trợ qua lại giữa các sáng kiến tiếp thị.
Một số ít vấn đề có thể nhận thấy là sự hợp tác và bổ sung lẫn nhau của các cách tiếp thị này sẽ đáp ứng được được nhu cầu của khách hàng và đạt được kết quả như mong muốn.
5 nguyên tắc hướng dẫn sau có thể giúp các nhà kinh doanh đạt được mục đích của mình :
1.Trang web là địa chỉ gặp gỡ tuyệt vời nhất của những người muốn mua hàng và những ai muốn nghiên cứu sâu hơn về sản phẩm và dịch vụ của bạn.
Đánh giá trang web của bạn một cách khách quan để nắm bắt được những cơ hội nghiên cứu đó và đẩy mạnh buôn bán sản phẩm. Ví dụ, các nhà kinh doanh có thể lợi dụng những mong ước của khách hàng để làm họ hài lòng ngay lập tức bằng cách mua bán hàng hoá sẵn có trực tuyến trên mạng mà không cần để ý giá cả. Ngay cả khi nếu món hàng đó đã được đặt trước với mức giá có thể thay đổi, hãy nhận tiền cọc và cho khách hàng cơ hội để giành được sản phẩm của bạn.
Website cũng là cơ hội để khách hàng mua sắm những thứ riêng tư: dựa trên túi tiền và nhu cầu của họ. Đối với những khách hàng không có cơ hội tự mình tiếp xúc hay thử các nhãn hiệu, họ có thể gia nhập các diễn đàn để thảo luận hay email, blog, và trở thành một phần của cộng đồng dân cư trên mạng.
Jaeger - LeCoultre – người làm ra loại đồng hồ cao cấp đã tạo ra một blog rất thành công với tên gọi “Le Club” , đây là nơi tập hợp những người cuồng nhiệt để trao đổi bàn luận về những món hàng xa xỉ và đồng hồ.
2. Biết được sức mạnh của email để sử dụng và khai thác tiềm năng to lớn của nó.
Cho khách hàng của bạn cơ hội để liếc nhìn những sản phẩm hay dịch vụ mới và làm như họ là người đầu tiên biết về chúng. Phân chia email dựa trên nguyên tắc 1 đối 1, những mặt hàng cao cấp mà khách hàng thích. Ví dụ, để bán những sản phẩm quần áo và phụ kiện kèm theo, nhà bán lẻ trực tuyến Net-a-Porter.com gần đây đã tung ra một “chiêu thức” tiếp thị bằng email tinh vi bằng cách gửi cho khách hàng 1 email 2 lần 1 tuần. Mỗi email được xây dựng linh hoạt dựa trên sự ưa thích và lịch sử mua sắm của khách hàng.
Cuối cùng, không sử dụng email để bán sản phẩm cho những khách hàng “sộp” mà phải sử dụng nó như một cách để tập trung sự chú ý của họ sang trang web của bạn và thúc đẩy nhu cầu mua sản phẩm của họ.
3. Nên tập trung vào các phương tiện truyền thông xã hôi thích hợp.
Để xây dựng nhãn hiệu thích hợp với giới trẻ, nhà sản xuất nên xem xét thiết lập một dáng vẻ và những phương pháp phát triển hữu ích cho thương hiệu như ASmallWorld và Facebook. Những phản hồi từ các phương tiện truyền thông đại chúng sẽ chứa nhiều thông tin hơn là việc quảng cáo trên mạng.
Cũng đồng thời nên trao đổi nói chuyện với các nhân vật là chủ các blog quan trọng – và đừng nên làm chủ cuộc đối thoại. Một ví dụ điển hình của chiến thuật này để chúng ta xem xét là việc nhãn hiệu Chanel gần đây đã tổ chức một tour du lịch đến
4. Đánh giá nghiên cứu việc mua bán trong trong các cửa hàng để có được nhiều kinh nghiệm (và sau đó đưa những thông tin mà bạn đã nghiên cứu lên email và web)
Chú ý tới mọi khía cạnh của việc buôn bán trong 1 cửa hàng bình thường, sử dụng cả 3 giác quan nghe - nhìn - và ngửi. Cẩn thận trong buôn bán các loại hàng hoá để hướng dẫn, thu hút sự chú ý của khách hàng chứ khôngnên làm cho họ “hoa mắt” vì có quá nhiều lựa chọn.
Nên thuê mướn những người có “tâm” với nghề, khuyến khích họ tạo nên một nét đặc trưng riêng cho công việc kinh doanh của bạn và chiếm được tình cảm của mỗi khách hàng.
Cũng có thể dựa vào email và web site để phát triển kinh doanh trong cửa hàng và tạo ảnh hưởng tốt hơn cho việc hỗ trợ toàn bộ nhãn hiệu của bạn.
5. Bảo đảm cho việc kinh doanh trong cửa hàng và kinh doanh trên mạng có thể hỗ trợ bổ sung qua lại, chắc chắn chúng không trái ngược nhau.
Thương mại điện tử trên web nên theo khẩu hiệu “mang cả cửa hàng về nhà”. Xem xét trường hợp của những khách hàng quan trọng – những người đã mua sản phẩm của bạn nhiều lần. Họ có khả năng lướt web và có thể phản ảnh những hiểu biết về các nhãn hiệu – họ đã mua gì, cho ai, bao nhiêu lần… và đó có thể là những cộng tác cho công việc kinh doanh của bạn.
Tương tự, những nhân viên có hiểu biết của bạn có thể đưa ra những lời khuyên trung thực và khôn ngoan trên mạng. Trong các đại lý bán hàng cao cấp trên mạng, Diane von Furstenberg DVF.com đã thực hiện tốt việc áp dụng xu hướng này vào thực tế, giúp khách hàng kết nối những hiểu biết của họ với từng chi tiết nhỏ của công ty.
Khi thị trường các mặt hàng xa xỉ không ngừng mở rộng, mong muốn của khách hàng đối với những sản phẩm của công ty cũng được tăng lên theo. Khách hàng có thể không chủ động nhận thấy sự mất liên kết đó ngay bây giờ, nhưng hiểu biết và sự nhạy bén của họ sẽ được cải thiện trong chốc lát.
Các nhãn hàng thông minh đã chủ động hội nhập vào phương thức kinh doanh dễ dàng này. Đây không phải là thời gian để chờ đợi nữa.
(theo lantabrand.com)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com