Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Những quảng cáo táo bạo về sex và giới tính

Trong nền công nghiệp quảng cáo, không thiếu những sản phẩm có liên quan đến sex; trong đó, có những thiết kế làm thay đổi nhận thức của thế giới về tình dục và giới tính.
 
Dưới dây là 12 quảng cáo vừa mang lại giá trị thương mại cho nhà sản xuất, vừa khiến xã hội thay đổi quan niệm về sex.
 
 
1. "Fourteen Hour Wives" (1893): tấm poster đã cho thấy cuộc sống hôn nhân thực tế vào thế kỷ thứ 19; trong đó, người vợ phải làm những công việc nội trợ tới 14 giờ mỗi ngày. Sản phẩm được quảng cáo là nước tẩy rửa Gold Dust, giúp người phụ nữa tiết kiệm thời gian, sức khỏe, tiền bạc và cải thiện tinh thần.
 
 
2. "Gibson Girl" của Coca-Cola (1908): Đây là một trong những poster quảng cáo được biết đến rộng rãi nhất. Hình ảnh "Gibson Girl" đã thay đổi nhận thức của xã hội về vấn đề: thế nào mới được coi là gợi cảm?
 
 
3. "Surgeon Sage Says" (1915): Tấm hình quảng cáo này từng rất phổ biến trong quân đội Mỹ vào thế chiến thứ nhất khi giới quan chức Mỹ nhận thấy sự cần thiết phải cảnh báo binh lính về các bệnh lênh truyền qua đường tình dục.
 
 
4. Quảng cáo sách "Married Love" của Dr. Marie Stopes (khoảng những năm 1930): tấm Poster đầy chữ này là một trong những quảng cáo đầu tiên đề cập đến tầm quan trọng của việc giáo dục giới tính.
 
 
5. Vào thế chiến II, giới chức quân đội Mỹ một lần nữa phải đưa ra cảnh báo đối với binh lính về vấn đề bệnh lây truyền qua đường tình dục. Thế nhưng những nhà quảng cáo lại không ngờ rằng, hình ảnh người phụ nữ xinh đẹp trên tấm poster lại trở thành biểu tượng tình dục hiện đại thời kỳ đó.
 
 
6. Quảng cáo "Marilyn" của Jon-Joy (1958): Tấm ảnh là đã khơi mào cho trào lưu quảng cáo các loại hóa mỹ phẩm và hàng nội trợ bên cạnh hình ảnh những mẫu nữ nóng bỏng.
 
 
7. "What Sort of Man Reads Playboy"(1973): chiến dịch quảng cáo của Playboy đưa ra ý tưởng: ngay cả đàn ông cũng có thể là đối tượng của ham muốn tình dục.
 
 
8. Hầu hết mọi người đều nghĩ rằng tấm Poster quảng cáo phim "When Harry meet Sally" (năm 1989) chỉ là cách thể hiện khác của câu hỏi: "Liệu có tồn tại tình bạn giữa nam và nữ?" (câu hỏi mà đến giờ vẫn còn nguyên giá trị). Nhưng thực tế, tấm hình gợi cảm trên lại cho thấy một góc nhìn khác về tình dục.
 
 
9. "Pieta" (1992) là hình ảnh miêu tả những phút cuối đấu tranh với căn bệnh AIDS của David Kirby. Đây là một trong những tấm ảnh nằm trong chiến dịch cảnh báo đại dịch AIDS, đưa ra cái nhìn thực tế và đau lòng cho toàn xã hội về hậu quả của căn bệnh chết người.
 
 
10. Hình ảnh quảng cáo khỏa thân "Opium" của Yves Saint Laurent từng trở thành tâm điểm chú ý bởi 2 lý do: đây là tấm poster gây tranh cãi nhiều nhất trong lịch sử ngành quảng cáo của Anh; nó đã phá bỏ truyền thống chỉ sử dụng những người mấu siêu gầy nếu muốn có một hình ảnh quảng cáo đẹp và thời trang.
 
 
11. Vào tập kỷ 90 và 2000, nhiều nhà sản xuất đã lồng ghép những hình ảnh khiêu khích và bạo lực vào quảng cáo của mình. Tuy nhiên, Dolce & Gabbanna đã đi quá xa với ảnh quảng cáo cho chiến dịch "Ready to Wear" vào năm 2007 khi tạo ra hình ảnh một vụ cưỡng bức. Tấm ảnh đã bị "ném đá" không thương tiếc và hãng đã buộc phải dỡ bỏ.
 
 
12. Hình ảnh nụ hôn đồng giới nằm trong chiến dịch "Unhate" cũng của Benettonra vào năm 2011 từng gây ra không ít tranh cãi trên các phương tiện truyền thông chính thống bên lề liên hoan phim Cannes.
 
Theo Hạ Minh
Zing/Infonet/Business Insider

  • Từ 'Share a Coke' đến tư duy truyền thông thời công nghệ số
  • Sau đại chiến mì ăn liền, bùng nổ mì gạo?
  • Khó khăn, doanh nghiệp vẫn bạo chi “săn” nhân sự cao cấp
  • Bí quyết mở 99 cửa hàng trong 2 năm của ông chủ cà phê "sạch" đất Sài Thành
  • Đại chiến mì ăn liền: Masan có cam chịu "hít khói" Acecook?
  • Online Marketing: 'Đôi đũa thần'?
  • Điện thoại thương hiệu Việt: Cái chết không kèn trống
  • Vì sao phải tiếp thị về lợi ích của sản phẩm?
  • 36 "luật" truyền thông xã hội
  • Sức mạnh giá của đồ hiệu
  • Bí quyết của 10 thương hiệu được tín nhiệm nhất
  • Tiệc cưới - miếng bánh kinh doanh béo bở
  • Thị trường nhượng quyền thức ăn nhanh: “Nội chiến” thương hiệu ngoại
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com