Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Năm nay, CEO nào sẽ có sức hút lớn nhất?

picture 

Danh tiếng, tiền bạc và sự sống còn. Tất cả đều là những vấn đề mà nhiều công ty trên toàn cầu sẽ phải đương đầu trong năm 2012. Trong một viễn cảnh không mấy sáng sủa, 2012 sẽ là giai đoạn quan trọng để thuyền trưởng các “con tàu” doanh nghiệp thể hiện bản lĩnh và khả năng chèo lái.

Dưới đây là 10 giám đốc điều hành (CEO) dự kiến sẽ trở thành tâm điểm chú ý của các chuyên gia kinh tế thế giới mà số phận của các doanh nghiệp trong tay họ tốt hay xấu sẽ có tác động đa chiều lên nhiều mặt của đời sống kinh tế xã hội thế giới. Danh sách này do tờ Wall Street Journal tập hợp và giới thiệu.

Tim Cook, Hãng công nghệ Apple
 


Sau hơn 10 năm làm việc tại Apple, Tim Cook hiện là người đang điều hành mọi hoạt động của hãng công nghệ khổng lồ này. Và năm 2012, thế giới có thể sẽ được chứng kiến những thay đổi đến với Apple dưới bàn tay điều khiển của người thuyền trưởng Cook. CEO Tim Cook có thể sẽ ra mắt những phiên bản mới cho các thiết bị cũ, như iPhone và iPad, và cũng có thể là những sản phẩm mang thương hiệu mới, như Apple tivi.

Akio Toyoda, Tập đoàn sản xuất xe hơi Toyota


Đối với ông Akio Toyoda, Chủ tịch của Tập đoàn Toyota Motor, 2012 có thể là một năm để bứt phá. Người đứng đầu hãng sản xuất xe hơi lớn nhất Nhật Bản đã cam kết duy trì sản lượng nội địa ở mức 3 triệu xe mỗi năm, thậm chí cả khi các đối thủ khác trong nước Nhật đang chạy đua mở rộng thị phần ngoài nước. Trong khi đó, việc đồng Yên tăng cao kỷ lục so với USD đã ảnh hưởng lớn tới lợi nhuận của các hãng xuất khẩu Nhật Bản.

Thomas Horton, Hãng hàng không American Airlines


Thomas Horton có trách nhiệm giải cứu American Airlines. Hồi tháng 11/2011, không chỉ American Airlines mà cả công ty “mẹ” là tập đoàn AMR Corp, cũng đã phải nộp đơn lên tòa án New York theo Chương 11 Bộ Luật Phá sản. Theo Horton, quyết định xin bảo lãnh phá sản là cần thiết để công ty hoạt động hiệu quả, tăng cường tiềm lực tài chính và sức cạnh tranh trong bối cảnh kinh tế Mỹ đang ảm đạm. Dự kiến, ông sẽ phải cắt giảm chi phí thuê máy bay và hợp đồng lao động, hoặc cũng có thể sáp nhập với hãng hàng không khác.

Cyrus Mistry, Tập đoàn Tata


Cyrus Mistry, 43 tuổi, người kế nhiệm cương vị điều hành tập đoàn Tata của Ấn Độ, có một lý lịch khá mờ nhạt. Ông từng điều hành công ty xây dựng Shapoorji Pallonji & Co của gia đình. Cyrus Mistry sẽ có thời gian để tìm hiểu công việc trước khi trở thành Chủ tịch tập đoàn, thay cho người tiền nhiệm Ratan Tata sẽ nghỉ hưu vào tháng 12/2012.

Ron Johnson, Tập đoàn bán lẻ J. C. Penney


Cựu lãnh đạo hệ thống bán lẻ của Apple đã đầu quân cho JC Penney vào tháng 11/2011. Phát biểu tại hội nghị tổng kết quý 3 của JC Penney, Johnson đã khẳng định, “tôi có mặt ở đây là để thực hiện một sự chuyển đổi”. Hiện mọi ánh mắt đang dồn vào Johnson và nhóm cộng sự mới của ông sẽ làm gì để đưa chuỗi cửa hàng bán lẻ đang xuống dốc này trở lại quỹ đạo tăng trưởng.

Tom Staggs và Jay Rasulo, Tập đoàn Disney


2012 sẽ là năm cạnh tranh giành ngôi vị điều hành của hai ứng viên sáng giá là Tom Staggs và Jay Rasulo. CEO hiện tại của Disney, ông Robert Iger, tuyên bố sẽ nhường lại chiếc “vương miện” này cho người khác vào năm 2015 và hai ứng viên trên sẽ phải ra sức thực hiện các dự án lớn trong năm nay để chứng tỏ khả năng lãnh đạo doanh nghiệp của mình.

Fu Chengyu, Tập đoàn Sinopec


Chủ tịch tập đoàn Sinopec của Trung Quốc, Fu Chengyu, có tham vọng mở rộng hoạt động kinh doanh của công ty trên phạm vi toàn cầu. Ông nổi tiếng ngay từ lúc còn nắm ghế lãnh đạo tập đoàn CNOOC. Khi đó, ông đã tìm cách thu mua hãng Unocal ở California (Mỹ) nhưng không thành công. Hiện tại, Fu đang dẫn dắt Sinopec tiến hành một loạt vụ thu mua khác trên khắp thế giới.

Ginni Rometty, Hãng máy tính IBM


Từ ngày 1/1/2012, lẫn đầu tiên trong lịch sử IMB, tập đoàn công nghệ này được đặt dưới quyền lãnh đạo của một phụ nữ. Virginia M. Rometty đã có 30 năm làm việc ở IBM. Bà dự kiến sẽ tiếp tục mở rộng IBM hướng tới lĩnh vực tư vấn cao cấp và vào các thị trường mới nổi. Ưu tiên hàng đầu của bà là hướng các sáng kiến phát triển của IBM vào lĩnh vực phần mềm doanh nghiệp, điện toán đám mây và tập trung nhiều hơn vào các thị trường mới nổi.

Meg Whitman, Hãng máy tính HP


Cựu CEO của eBay, Meg Whitman, sẽ phải đương đầu với nhiệm vụ cực kỳ chông gai trong năm 2012 là tạo nên bước ngoặt cho HP. Bà đảm nhận cương vị CEO của HP vào tháng 9/2011, đúng thời điểm hãng máy tính này đang phải vật lộn với muôn vàn khó khăn do những sai lầm của người tiền nhiệm Leo Apotheker.

Jack Ma, Hãng Alibaba


Jack Ma, Chủ tịch “đế chế” thương mại điện tử lớn nhất Trung Quốc, Alibaba Group Holding, đã trở thành một “ẩn số” quan trọng có ảnh hưởng tới số phận của Yahoo Inc. Ông luôn cố gắng dẫn đầu cuộc đua giữa các trang mua bán trực tuyến ở Trung Quốc và tham vọng mở rộng ra thế giới. Năm 2007, khi Alibaba tiến hành IPO, Jack Ma từng nói, “tôi tin rằng trong 10 năm tới, sẽ có một công ty của Trung Quốc trong 3 công ty hàng đầu trên thế giới trong lĩnh vực Internet, và chúng tôi muốn công ty đó phải là Alibaba.com”.

(Theo Vneconomy)

  • Núi tiền khổng lồ của chúa đảo Tuần Châu
  • Nhà họ Lee mất dần quyền kiểm soát Samsung
  • Anh em Bầu Thụy hết nổ và chán nổi
  • Suy nghĩ về tiền theo tư duy của triệu phú
  • CEO cao giá chưa chắc làm việc hiệu quả
  • Chọn người biết giá trị để bảo vệ văn hoá công ty
  • Những nhân vật quyền lực nhất trong thế giới ôtô
  • 5 CEO gốc Việt được thế giới ngưỡng mộ nhất năm 2011
  • Tỷ phú vào tù, sạt nghiệp vì scandal trong 2011
  • Những CEO tệ nhất năm 2011
  • Bí kíp quản trị của ông Kim Jong Il
  • 11 pha “lỡ miệng” của CEO năm 2011
  • Steve Jobs: Sự kết hợp hoàn hảo trực giác và trí tuệ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com