Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Những đại gia đình tài phiệt châu Á

Sự giàu có ngày càng gia tăng ở châu Á đang tạo ra cho khu vực này thêm nhiều triệu phú, tỉ phú hơn bất kỳ nơi nào khác trên thế giới. Ngân hàng tư nhân Julius Baer ước đoán đến năm 2015, của cải của 3,3 triệu cá nhân giàu có trong khu vực châu Á sẽ tăng gấp ba, lên con số gần 15,81 nghìn tỉ USD.

CNBC tổng hợp danh sách 10 gia đình giàu có nhất Châu Á - Thái Bình Dương.

Tăng trưởng kinh tế nhanh cùng với thị trường chứng khoán và bất động sản bùng nổ, đã giúp cho nhiều nền kinh tế lớn nhất châu Á phát triển ở tốc độ nhanh. Nhiều công ty lớn nhất trong khu vực là các công ty gia đình, với sự tham gia của các anh chị em, con cái trong một gia đình. Những gia đình "tài phiệt" như thế đang hình thành ở nhiều quốc gia như Thái Lan, Malaysia, Hong Kong và Singapore.

CNBC tổng hợp danh sách 10 gia đình giàu có nhất Châu Á - Thái Bình Dương từ số liệu của Wealth-X, một công ty nghiên cứu chuyên cung cấp thông tin cho các ngân hàng tư và công ty tư vấn. Tài sản của mỗi gia đình được tính trên giá trị cổ phần ở khu vực công và tư, tiền mặt, cổ tức và tất cả các tài sản khác. Tất cả các gia đình trong danh sách đều có ít nhất hai thành viên gia đình trong doanh nghiệp.

Sau đây là danh sách những gia đình giàu có nhất châu Á:

10. Gia đình Wang (Đài Loan), Tập đoàn Formosa Plastics

Giá trị tài sản ước tính: 8,6 tỉ USD

Gia đình họ Wang đã sáng lập ra tập đoàn Formosa Plastic, một trong những nhà sản xuất nhựa lớn nhất thế giới và là tập đoàn đa ngành lớn nhất Đài Loan. Formosa cũng là một trong những nhà sản xuất hóa dầu lớn của châu Á, sở hữu hơn 100 công ty, bao gồm cả các bệnh viện và trường học.

Yung-ching (ảnh) và Yung-tsai Wang đã sáng lập tập đoàn năm 1958. Từ một trường tiểu học, anh em họ Wang đã đưa công ty thành một trong những tập đoàn công nghiệp lớn của châu Á với 4 công ty lớn đã được niêm yết là Formosa Petrochemical, Formosa Plastics, Nan Ya Plastics và  Formosa Chemicals & Fibre.

Nhà sáng lập Wang Yung-ching mất năm 2008 ở tuổi 91 với giá trị tài sản ước tính 5,5 tỉ USD (Theo Forbes). Cher Wang, 53 tuổi, con gái của Yung-ching đã cùng anh chị em nối tiếp thành công của cha.

Công ty HTC chuyên về smartphone của Cher đạt doanh thu 9,8 tỉ USD năm 2010. Cher và chồng Wen Chi Chen được Forbes xếp vào hàng những người giàu nhất Đài Loan, với tổng tài sản ước tính khoảng 8,8 tỉ USD (2011).

9.  Gia đình họ Ng (Singapore), Far East Organization & Sino Group

Giá trị tài sản ước tính: 8,9 tỉ USD

Gia đình họ Ng sở hữu công ty phát triển bất động sản tư nhân lớn nhất Singapore là Far East Organization và Sino-Group có trụ sở tại Hong Kong. Cùng với đó, các công ty này đều nằm trong số những tập đoàn bất động sản lớn nhất châu Á với doanh thu hàng năm lên đến 4,3 tỉ USD.

Các công ty đều được doanh nhân Ng Teng Fong thành lập. Ng Teng Fong đã qua đời năm 2010 ở tuổi 82. Ng được biết đến với phong cách sống thanh đạm khi sống trong một căn nhà suốt 30 năm ngay cả khi sở hữu khối tài sản kếch xù. Sau khi ông chết, con trai lớn của Ng (ảnh) đã thay cha cai quản Sino Group trong khi con trai nhỏ Philip điều hành Far East Organization.

Ở Singapore, công ty này cũng rất nổi tiếng, sở hữu những bất động sản giá trị như khách sạn Fulleton và hơn 700 bất động sản khác. Gia đình Ng cũng đang sở hữu đến từ 5 công ty con đã được niêm yết. Tháng 7 vừa qua, Far East Organization đã có kế hoạch tăng vốn ít nhất 410 triệu USD bằng cách liệt kê một số khách sạn và khu dịch vụ nhà ở vào quỹ ủy thác đầu tư bất động sản. Thị trường ủy thác đầu tư bất động sản (REIT) của Singapore lớn thứ 3 thế giới sau Nhật và Úc.

8. Gia đình Hartono (Indonesia), Djarum Group

Giá trị tài sản ước tính: 11 tỉ USD

Gia đình Hartono là gia đình giàu nhất Indonesia và sở hữu một trong những công ty sản xuất thuốc lá vị đinh hương lớn nhất thế giới: Djarum Group. Tập đoàn cũng sở hữu phần lớn cổ phần của Bank Central Asia, một trong những ngân hàng lớn nhất Indonesia.

Hai anh em Robert Budi Hartono và Michael Bambang Hartono thừa kế gia tài từ người cha gốc Trung Quốc thành lập Djarum năm 1951. Sau khi cha qua đời năm 1963, hai anh em thay cha điều hành công ty, đầu tư vào nghiên cứu và phát triển, và bắt đầu xuất khẩu thuốc lá 10 năm sau đó.

Các sản phẩm thuốc lá của Djarum chiếm 97% thị trường thuốc lá vị đinh hương Mỹ năm 2009, trước khi chính quyền tổng thống Obama cấm bán các loại thuốc lá có hương ngoài bạc hà, do các nhà phê bình chỉ trích các loại này thu hút thanh thiếu niên. Con trai Robert Budi Hartono's, Armand Wahyudi (ảnh) cũng đã tham gia vào công việc kinh doanh của gia đình, đảm nhiệm vị trí Giám đốc Bank Central Asia từ 2009. Với những biến động thị trường gần đây, tài sản của gia đình Hartono cũng bị suy chuyển ít nhiều, chỉ trong 2 tuần trước ngày 5/10, đã giảm 8% xuống 10,5 tỉ USD.

7. Gia đình triệu phú Lee Kun Hee (Hàn Quốc), Samsung Group

Giá trị tài sản ước tính: 11,6 tỉ USD

Lee Kun Hee (ảnh) là chủ tịch Samsung Electronics, thuộc tập đoàn Sam Sung - tập đoàn lớn nhất Hàn Quốc với 70 công ty thành viên. Tâp đoàn này đóng góp gần 1/5 GDP Hàn Quốc.

Tập đoàn Samsung được sáng lập từ thời cha của Lee Kun Hee năm 1938. Kun Hee, con trai thứ ba, trở thành chủ tịch tập đoàn sau khi cha qua đời năm 1987. Kun Hee được ghi nhận nhờ công lao đưa công ty thành tập đoàn trong ngành công nghệ.

Samsung Electronics hiện là nhà sản xuất chip lớn nhất thế giới và nhà sản xuất smartphone lớn thứ hai thế giới sau Apple. Nhiều thành viên của gia đình cũng tham gia vào công việc kinh doanh trong đó có con trai của Lee Kun Hee là Jay Y. Lee, hiện là Chủ tịch Samsung Electronics, và con gái Lee Boo Jin, hiện là phó chủ tịch chuỗi khách sạn cao cấp của tập đoàn: Shilla Hotels and Resorts.

6. Gia đình Kuok (Malaysia, Singapore), Kuok Group

Giá trị tài sản ước tính: 16,1 tỉ USD

Gia đình Kuok là gia đình giàu nhất Đông Nam Á, sở hữu tập đoàn Kuok, một trong những công ty đa ngành nhất châu Á, với các lĩnh vực nông nghiệp, bất động sản và dịch vụ tài chính...

Tập đoàn Malaysia này được thành lập năm 1949 bởi ba anh em nhà Kuok, trong đó người em út là Robert Kuok (ảnh) năm nay đã 88 tuổi. Khởi nghiệp từ kinh doanh nông nghiệp, tập đoàn Kuok đã mở rộng phát triển sang Singapore từ năm 1952 và sau đó là Thái Lan, Indonesia, Hong Kong và Trung Quốc.

Con trai của Robert, năm nay 57 tuổi, là Giám đốc Kuok và Kerry Properties (công ty  công ty con của Kuok chuyên đầu tư bất động sản lớn nhất Hong Kong). Con trai khác của Robert hiện là chủ tịch chuỗi khách sạn Shangri-La Châu Á. Tuy nhiên, nguồn lợi nhuận lớn nhất của gia đình Kuok đến từ Wilmar International, công ty chuyên kinh doanh dầu cọ lớn nhất thế giới đã được niêm yết trên TTCK.

5. Gia đình Sunil Mittal (Ấn Độ), Bharti Group

Giá trị tài sản ước tính: 16,5 tỉ USD

Sunil Bharti Mittal là người sáng lập Bharti Group, và chủ tịch Bharti Airtel, nhà cung cấp dịch vụ điện thoại di động lớn nhất Ấn Độ. Đây cũng là tập đoàn viễn thông lớn thứ 5 thế giới với hơn 200 triêu khách hàng.

Năm 18 tuổi, Mittal (ảnh) thành lập tập đoàn Bharti, ban đầu chỉ là một nhà sản xuất phụ tùng xe đạp với số vốn 500USD từ cha. Vị tỉ phú 54 tuối thành lập Bharti Telecom, công ty đầu tiên ở Ấn Độ giới thiệu điện thoại cố định phím bấm từ những năm 80, máy fax và điện thoại không dây từ một thập kỷ trước. Tập đoàn Bharti hiện đầu tư trong lĩnh vực bán lẻ, dịch vụ tài chính và sản xuất, hoạt động tại 19 quốc gia. An em nhà Mittal (ảnh) đều tham gia vào việc kinh doanh của công ty gia đình, đảm nhiệm các vị trí điều hành.

4. Gia đình Kwok (Hong Kong), Sun Hung Kai Properties

Giá trị tài sản ước tính: 22 tỉ USD

Gia đình Kwok là nhà sáng lập Sun Hung Kai (SHK) Properties, tập đoàn bất động sản lớn nhất châu Á tính theo giá trị thị trường.

SHK được thành lập năm 1963 bởi một doanh nhân Trung Quốc Tak Seng Kwok cùng các đồng sự Fung King Hey và Lee Shau Kee. SHK được niêm yết trên sàn Chứng khoán Hong Kong năm 1972 và sớm trở thành một trong những công ty hàng đầu tính theo vốn hóa thị trường. Giá trị vốn hóat hị trường của SHK hiện là 34,25 tỉ USD.

Sau khi Tak Seng Kwok qua đời, vợ và ba con trai ông là Raymond (trái), Thomas (phải) và Walter điều hành. Tháng trước, tập đoàn đã tăng 55% lwoij nhuận lên con số 2,75 tỉ USD. SHK là đơn vị xây dựng hoàn chỉnh tòa nhà cao nhất Hong Kong năm 2010.

3. Gia đình Lakshmi Narayan Mittal (Gốc Ấn Độ), ArcelorMittal

Giá trị tài sản ước tính: 28 tỉ USD

Lakshmi Narayan Mittal là nhà sáng lập Arcelor Mittal, công ty chuyên sản xuất thép lớn nhất thế giới. Mittal cũng được coi là người giàu thứ 6 thế giới, theo tạp chí Forbes.

Nhà tài phiệt 61 tuổi này đã thành lập công ty từ năm 1989 với tên ban đầu là Mittal Steel. Công ty xác nhập với Arcelor năm 2006 và hình thành tập đoàn ArcelorMittal như hiện tại, có trụ sở ở Luxembourg. Mittal (ảnh trái) là chủ tịch và CEO của tập đoàn, sở hữu 40% cổ phiếu. Các thành viên khác trong gia đình Mittal, như con trai và con gái, cũng tham gia vào công việc kinh doanh.

Gia đình Mittal hiện vẫn đang mở rộng kinh doanh ra phạm vi toàn cầu. ArcelorMittal mới đây đã hợp lực với gã khổng lồ khai thác than của Mỹ Peabody mua lại gần 60% cổ phần của nhà sản xuất than cốc lớn nhất thế giới Macarthur Coal với giá 5 tỉ USD.

2. Gia đình Li Ka-shing (Hong Kong), Cheung Kong, PCCW, Hutchison Whampoa

Giá trị tài sản ước tính: 32 tỉ USD

Li Ka-shing được xem là một trong những nhân vật quyền lực nhất trong giới kinh doanh ở châu Á và các công ty của ông có tổng vốn hóa thị trường lên đến 92 tỉ USD.

Khởi nghiệp khó khăn, đại gia Trung Quốc Li Ka-shing bỏ học năm 12 tuổi và rời Trung Quốc đại lục đến Hong Kong cùng gia đình năm 1928. Sau khi làm việc ở một công ty nhựa, Ka-shing (ảnh phải) bắt đầu công ty sản xuất nhựa của riêng mình ở tuổi 22, hiện giờ công ty đã phát triển thành Cheung Kong Industries, một trong những công ty hàng đầu Hong Kong chuyên về đầu tư bất động sản. Công ty đã niêm yết trên sàn chứng khoán năm 1972 và vẫn đang tiếp tục mở rộng kinh doanh, trong đó có cả lĩnh vực hàng hải, viễn thông, công nghệ sinh học hoạt động ở cả TQ, Anh, Úc. Hai con trai của Li Ka-shing đều tham gia vào công việc kinh doanh của gia đình.

1. Gia đình Ambani (Ấn Độ), Reliance Industries & Reliance Group

Giá trị tài sản ước tính: 37,6 tỉ USD

Ambanis là gia đình giàu nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Ambanis đã sáng lập Reliance Industries, công ty thương mại lớn nhất Ấn Độ với giá trị vốn hóa thị trường lên đến 55,6 tỉ USD.

Công ty được thành lập bởi Dhirubhai Hirachand Ambani năm 1996, ban đầu là doanh nghiệp dệt may, sau này phát triển sang lĩnh vực hóa dầu, truyền thông... Câu chuyện từ một anh công nhân thành một nhà tài phiệt trong kinh doanh đã đưa Dhirubhai thành hình tượng ở Ấn Độ

Reliance Industries chính thức niêm yết và phát hành cổ phiếu ra công chúng năm 1977. Sau khi nhà tài phiệt này qua đời năm 2002, hai con trai của ông là Mukesh (ảnh phải) và Anil Ambani (trái) cùng điều hành công ty gia đình, nhưng một bất đồng giữa hai anh em đã khiến Ambani bị chia cắt vào năm 2006. Anh cả Mukesh, 54 tuổi hiện cai quản Reliance Industries, chủ yếu nắm quyền với các tài sản liên quan đến lĩnh vực hóa dầu của tập đoàn; cònAnil 52 tuổi, hiện là Chủ tịch Reliance Group, hoạt động trong lĩnh vực viễn thông, năng lượng, chăm sóc sức khỏe.
--------------------------------
Tác giả Bảo Linh (Theo CNBC) // Nguồn: VEF

  • Núi tiền khổng lồ của chúa đảo Tuần Châu
  • Nhà họ Lee mất dần quyền kiểm soát Samsung
  • Anh em Bầu Thụy hết nổ và chán nổi
  • Suy nghĩ về tiền theo tư duy của triệu phú
  • CEO cao giá chưa chắc làm việc hiệu quả
  • Chân dung những người đàn ông 600 triệu USD
  • Ai sẽ thừa hưởng gia tài của ông 'vua Táo'?
  • Walmart: Câu chuyện thần kỳ '5 xu và 1 hào'
  • Chân dung 10 CEO Mỹ nhận lương cao nhất
  • 3P để trở thành doanh nhân
  • Một bác sỹ gốc Việt được chọn làm cố vấn của Tổng thống Mỹ
  • Vượt lên sự tuyệt vọng để làm kinh doanh
  • Tài năng tuổi teen trong lĩnh vực hạt nhân
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com