Trong những dự án mua bán và sáp nhập cũng như cơ cấu DN, bộ máy tài chính luôn đóng vai trò chủ chốt trong sự phát triển DN. Tuy nhiên, tại VN, vai trò và năng lực của Giám đốc Tài chính (CFO) dường như vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Ông Rick Payne - GĐ Chương trình định hướng tài chính DN của Hiệp hội kế toán - kiếm toán công chứng Anh Quốc và xứ Wales (ICAEW) - tổ chức Hiệp hội về kiểm toán và kế toán lớn nhất toàn cầu đã có cuộc trò chuyện với DĐDN xung quanh vấn đề này.
Ông Rick Payne cho biết, trọng trách của CFO sẽ trở nên nặng nề khi phải tham gia các quá trình cổ phần hóa (CPH), cải tổ, sáp nhập DN. Chiến lược DN có khả năng thích ứng như một phần của quá trình CPH và CFO trở thành công cụ hữu ích trong việc tạo lập ra chiến lược mới. Chuyên môn của CFO là khả năng đưa ra những đề xuất mang tính chiến lược nhằm tạo ra sự vững mạnh tài chính và bảo đảm nguyện vọng của DN trên thực tế.
- Vậy vai trò, năng lực của CFO sẽ giúp DN thành công trong giai đoạn chuyển tiếp như thế nào, thưa ông ?
Các nghiên cứu trên toàn cầu đã chỉ ra rằng các thương vụ sáp nhập thường không đem thêm giá trị cho các nhà đầu tư cũng như Cty đi “thâu tóm”. Có lẽ việc đầu tiên và cần thiết nhất là các CFO phải đảm bảo rằng giá khi sáp nhập là hợp lý.
Thường thì vấn đề chủ yếu nảy sinh trong các thương vụ sáp nhập và mua lại là việc nhân viên trong DN cảm thấy bất an. Điều này có thể làm cho tinh thần lao động xuống thấp và ảnh hưởng không tốt đên năng suất lao động và chất lượng dịch vụ của DN. Có ba yếu tố mà ta nên lưu tâm ở đây :
Thứ nhất, các quyết định phải được đưa ra nhanh chóng để giảm thiểu bất an cho nhân viên, trong đó vai trò và trách nhiệm mới phải nhanh chóng được thiết lập. Thứ hai, việc ưu tiên hóa công việc một cách tập trung. Thứ ba, phải luôn có những trao đổi thường xuyên với nhân viên trong Cty thông qua nhiều kênh khác nhau ví dụ như các buổi họp nhân viên, qua email, website nội bộ. Việc trao đổi phải diễn ra ngay cả trong lúc không có nhiều sự kiện để thông báo, nếu không sẽ có những luồng thông tin không chính xác được thêu dệt nên.
CFO cũng đóng vai trò không kém trong việc chuyển tiếp về văn hóa. Việc đồng bộ hóa các con số của hai thực thể là việc thường xuyên diễn ra trong các thương vụ sáp nhập và mua lại. Để làm điều này tốt thì phải thông báo với nhân viên về nhiệm vụ chung và cũng làm họ nhận ra rằng bây giờ họ đang làm trong cùng một Cty. Hệ thống quản lý hiệu quả công việc như đặt mục tiêu làm việc và lương thưởng đều bị ảnh hưởng bởi văn hóa của DN hiện tại. CFO có thể đóng vai trò quan trong trong việc tạo nên văn hóa mới. Tuy nhiên CFO nên thực tế, việc định hướng văn hóa DN là việc không đơn giản và không thể thay đổi một sớm một chiều. Hơn nữa, nếu việc sáp nhập và mua lại không đúng ngay từ đầu hoặc các bộ phận khác không làm đúng chức năng và nhiệm vụ của mình thi CFO không thể nào xoay chuyển mọi việc một mình một cách hiệu quả.
- Ở thời điểm hiện tại, phần lớn các thương vụ sáp nhập và mua tại VN lại diễn ra ở các DNVVN. Tuy nhiên, trong các DN này thì tầm nhìn DN không được rõ ràng lắm. CFO có thể giúp gì trong việc làm sáng rõ tầm nhìn và định hướng DN ?
Điều này có thể thực hiện qua việc đóng góp của CFO trong các buổi thảo luận của ban giám đốc liên quan đến tầm nhìn và định hướng DN. Và nếu những buổi thảo luận đó không diễn ra thì CFO có thể khởi xướng. Cũng cần phải nói rằng CFO ở một vị thể rất tốt để hiểu về những gì đang diễn ra trong DN, vị thế của DN. Việc hiểu thấu đáo DN có thể giúp CFO trong việc làm sáng tỏ tầm nhìn và định hướng.
Tuy nhiên, CFO cũng phải là người có khả năng lắng nghe và làm việc tốt với những lãnh đạo khác để tạo nên tầm nhìn đồng thuận. Và tầm nhìn này cần phải được trao đổi với toàn thể nhân viên và những người có tiếng nói đối với DN.
- Tại thời điểm này có sự thiếu hụt trầm trọng nguồn nhân lực chuyên nghiệp trong bộ phận tài chính của phần lớn các DNNVV vì các DN này chưa hiểu thấu đáo về tầm quan trọng của bộ phận này, nghĩ rằng vai trò của nó chi giới hạn trong lĩnh vực kế toán và kiểm toán. Điều này có thể đem lại bất lợi gì cho các DNNVV trong thời gian dài phía trước ?
Các nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng các Cty có rất nhiều phương thức để quản lý vấn đề tài chính của mình. Đôi khi việc quản lý chiến lược và tài chính có thể được làm bởi người quản lý và họ thường có sự giúp đỡ của các tổ chức cung ứng dịch vụ tài chính bên ngoài. Đây có thể là giải pháp khá quan duy nhất mà các DNNVV có thể tiếp cận được.
Tuy nhiên khi các DN phát triển và lớn mạnh hơn thì nhu cầu thiết lập một phòng tài chính chuyên nghiệp cũng theo đó mà lớn dần. Nếu không có một phòng chuyên nghiệp như vậy thì việc tiếp cận vốn sẽ khó khăn hơn và sẽ tạo ra nhiều quan tâm từ các nhà quản lý công. Bên cạnh đó, ở những nơi mà nghề tài chính thu hút được nhiều chất xám và có chất lượng đào tạo cao thì DN sẽ dần bị thua kém nếu họ không tuyển dụng được những tài năng trong lĩnh vực tài chính. Cũng phải nói thêm rằng các nhân viên tài chính có năng lực thì sẽ giúp được DN phát triển cấu trúc vốn hợp lý hơn, quản lý dòng tiền hiệu quả hơn và đưa ra những quyết định tốt hơn. Ngoài ra họ còn giúp năng cao đạo đức nghề nghiệp trong lĩnh vực tài chinh.
- Vậy theo ông, các CFO ở VN có thể làm gì để đáp ứng được những chuẩn mực quốc tế trong lĩnh vực tài chính ?
Đầu tiên các CFO cần phải biết được những đòi hỏi về vai trò của mình. Điều này không đơn giản vì có rất nhiều chuẩn mực trong lĩnh vực này cần phải được học hỏi. Bên cạnh đó là những tranh luận trong việc lựa chọn chuẩn mực phù hợp và việc phát triển không ngừng của nó. Học trong lúc làm, tuyển dụng nhân viên có kinh nghiệm quốc tế, trao đổi với đồng cấp ở nước ngoài, tham gia các hội thảo có các diễn giả uy tin như các buổi hội thảo do ICAEW tổ chức là những điều mà CFO có thể làm được. Trên trang web của ICAEW (www.icaew.com) có rất nhiều nguồn tại liệu mà các CFO có thể tham khảo.
Việc lựa chọn các phương thức tài chính phù hợp đòi hỏi những tính toán cẩn thận và phải tính đến những thiệt và hơn. Ví dụ phương thức về dự thảo ngân sách đã được đem ra mổ xẻ khá lâu. Một số tổ chức thích phương thức cố định hàng năm, trong đó có thưởng cho những bộ phận đạt được và khiển trách nếu không. Phương thức này đem lại mục tiêu cụ thể, tăng động lực và kiểm soát ngân sách chặt chẽ.
Không có một giải pháp nào là phù hợp cho mọi hoàn cảnh. Vì vậy một CFO thực tài và một bộ phân tài chính hiệu quả sẽ giúp phân tích được tình hình cụ thể của DN và từ đó có thể đưa ra những giải pháp hợp lý nhất và phù hợp với thay đổi của môi trường.
- Xin cảm ơn ông !
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com