Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Buôn bán động vật hoang dã: 90% số vụ lọt lưới

Tang vật từ vụ buôn bán động vật hoang dã xuyên biên giới. (Ảnh: Internet)

Thu lại “siêu lợi nhuận”, nạn buôn bán động vật hoang dã qua biên giới đang diễn ra phức tạp, bằng nhiều thủ đoạn lợi dụng những “vỏ bọc” hết sức tinh vi.

"Nóng" buôn lậu động vật hoang dã

Theo báo cáo Cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường, hiện nay có khoảng 200 loài động vật hoang dã, trong đó có hơn 80 loài động vật quý hiếm được kinh doanh sử dụng trên thị trường Việt Nam.

Điều tra về thị trường cũng như những vụ đã được phát hiện và bắt giữ, Trung Quốc là một trong những quốc gia tiêu thụ động vật hoang dã nhiều nhất thế giới.

Hàng năm có khoảng 4.000 đến 4.500 tấn động vật hoang dã buôn bán vận chuyển bất hợp pháp từ Việt Nam sang Trung Quốc.

Các vụ buôn bán xương hổ trong nước cũng như buôn lậu động vật hoang dã từ các nước lân cận như Lào, Campuchia, Thái Lan về Việt Nam cũng gia tăng trong những năm gần đây.

Ước tính, mỗi kilôgam ngà voi ở Việt Nam có giá 5.000-7.000 USD, còn ở một số nước khác mỗi đôi ngà voi có giá 40.000 - 50.000 USD. Vì thế mà việc buôn bán ngà voi, tê tê… chỉ cần trót lọt vài vụ, mức thu lời sẽ là "siêu lợi nhuận".

Theo Tổng cục Hải quan Cảng Hải Phòng, từ năm 2005 đến nay cơ quan này đã phát hiện 14 vụ nhập khẩu trái phép động vật hoang dã tại cảng Hải Phòng, thu giữ 13,5 tấn ngà voi, hơn 30 tấn thịt, vảy, mai rùa...

Chỉ trong tháng 5/2010, Chi cục Hải quan Cảng phát hiện 2.194,2kg ngà voi cất giấu trong lô hàng rong biển khô, có hành trình từ châu Phi đi Singapore rồi về Hải Phòng. Trong hai tuần sau, Đội Kiểm soát Hải quan phát hiện liền 2 vụ, gồm 370 kg ngà voi cất giấu trong lô hàng 1 container vỏ ốc và 1.245,6 kg trong lô hàng rong biển khô.

Mới đây nhất vào tháng 4/2011, Công an Móng Cái đã phát hiện trong kho có 122 chiếc ngà, nghi là ngà voi. Qua kiểm tra số ngà, có 50 chiếc còn nguyên vẹn và 144 đoạn ngà cắt thành từng đoạn với tổng số là 122 chiếc.

Công an môi trường Lạng Sơn năm 2007 đến nay, đã phối hợp bắt 33 vụ vi phạm pháp luật về buôn bán vận chuyển động vật hoang giã, thu giữ 130 cá thể khỉ đuôi dài, 296 chim iểng, 122,5kg rắn các loại, 180 chiếc sừng hươu, 49 bộ da trăn...

Bắt giữ chiếm... 10%

Theo tính toán của một số tổ chức quốc tế, lợi nhuận từ buôn bán động vật hoang dã hiện nay ngày càng gia tăng, giá trị ước tính từ 5 tỷ đến 20 tỷ USD mỗi năm, đứng thứ hai chỉ sau buôn bán ma túy.

Đây cũng là lý do chính mà mặt hàng cấm này vào cảng Hải Phòng ồ ạt và thủ đoạn ngày càng tinh vi và liều lĩnh. Năm 2010, Hải quan Hải Phòng liên tiếp phát hiện, bắt giữ 4 vụ nhập lậu ngà voi dưới vỏ bọc hàng tạm nhập tái xuất.

Thêm vào đó, những lô ngà voi, tê tê đông lạnh, vẩy tê tê rất hay được cất giấu, nguỵ trang bằng cách bọc trong các bao tải chứa rong biển, rau câu khô, vỏ ốc, hoặc nếu lô hàng đó là gỗ thì chúng đưa vào lõi đóng kín như lô hàng gỗ nguyên vẹn chứ không phải hàng hóa khác.

Trước những thủ đoạn của bọn buôn lậu, cơ quan hải quan sử dụng nhiều biện pháp nghiệp vụ mới phát hiện đó là ngà voi, vẩy tê tê nhập lậu. Vì chưa có máy soi container nên chủ yếu lực lượng hải quan chỉ phát hiện được bằng kinh nghiệm và nguồn tin từ nước ngoài.

Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về môi trường cho biết, số vụ buôn bán trái phép bị phát hiện, bắt giữ chỉ chiếm khoảng 10% tổng số vụ buôn bán trong thực tế.

Các vụ vi phạm trong thời gian qua hầu hết đều chỉ xử lý hành chính, một số vụ việc số lượng tang vật thu giữ đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng không chứng minh được các đối tượng, đến nay mới khởi tố điều tra một vụ và đề nghị truy tố một đối tượng./.

Theo Hiệp hội bảo tồn động vật hoang dã, các đối tượng buôn bán trái phép loài hoang dã đang có dấu hiệu liên kết thành mạng lưới tội phạm xuyên quốc gia. Có khoảng 13 -  42% các loài động, thực vật hoang dã ở Đông Nam Á có nguy cơ biến mất hoàn toàn trong thế kỷ này.

Chính phủ Việt Nam đã có chỉ đạo các bộ, ngành và địa phương phải có sự phối hợp kiểm tra chặt chẽ, ngăn chặn hành vi vận chuyển, buôn bán, giết mổ động vật hoang dã, đặc biệt là xuất nhập khẩu trái phép qua biên giới.
 
Đặng Thị (Vietnam+)

  • Một khu đất - hai chợ
  • Tung gói cước tỷ phú, Beeline vi phạm luật cạnh tranh
  • Vi phạm an toàn các công trình dầu khí: Hiểm họa khôn lường (1)
  • Khổ vì con dấu!
  • Kinh hãi công nghệ làm tương ớt ... đóng can
  • Kiến nghị “gỡ khó” cho DN tạm nhập tái xuất khuôn
  • Một doanh nghiệp “oằn vai” với 210 xe ô tô tự đổ nhập khẩu
  • Vụ Công ty cho thuê tài chính II lỗ, gây tổn thất trên 4.600 tỉ đồng: Khoảng trống trách nhiệm
  • Công nghệ cờ bạc bịp
  • Bi hài chuyện SABECO ra Hà Nội kiện đối tác
  • Tranh chấp giữa Bảo Minh và DQS: Tiền hậu bất nhất?
  • Vụ tranh chấp giờ chạy tàu cánh ngầm: Greenlines kiên quyết chạy tàu lúc 9 giờ 30
  • Sabeco kiện C&P ra toà sau thương vụ 111 tỉ đồng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%