Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tạm giữ gần 1.300 sản phẩm giả tại Công ty Việt An

Lực lượng chức năng đang kiểm tra hàng hóa tại Công ty Việt An. Ảnh: Minh Tâm

Trong vụ Công ty cổ phần đầu tư phát triển và thương mại quốc tế Việt An (Viet An Trade JSC) bị phát hiện kinh doanh hàng có dấu hiệu giả nhãn hiệu, cơ quan chức năng cho biết đã phát hiện và thu giữ tổng cộng gần 1.300 sản phẩm các loại.

Công ty cổ phần đầu tư phát triển và thương mại quốc tế Việt An là chủ sở hữu của chương trình bán hàng trên truyền hình với tên VHS - Viet home shopping.

Theo số liệu do cơ quan chức năng cung cấp, tổng số hàng giả nhãn hiệu thu giữ tại Công ty Việt An sau cuộc kiểm tra ngày 29-6 là gần 1.300 sản phẩm. Trong đó có 126 máy cắt hoa quả mang nhãn hiệu Bustlle Expense; 186 nồi hấp nhãn hiệu Flovor Wave; 138 máy xay sinh tố đa năng; 500 dụng cụ lấy da nhãn hiệu Amazing Egg; 180 chiếc gối đầu nhãn hiệu Memory và 150 chiếc máy rung nhãn hiệu Relax Tonesspin.

Tất cả đều có xuất xứ Trung Quốc và giả theo các nhãn hiệu Magic Bullet, Flavor Wave, Bullet Express, As seen on TV đã được Công ty TNHH Lựa chọn hoàn hảo (Best Buy) đăng ký quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam.

Trước đó, như Thời báo Kinh tế Sài Gòn đã đưa tin, vào chiều tối ngày 29-6, Đội Quản lý thị trường (QLTT) 3A thuộc Chi cục QLTT TPHCM bất ngờ kiểm tra trụ sở chính của Công ty Việt An ở số 201, Nguyễn Văn Thủ, quận 1. Theo đại diện QLTT, cuộc kiểm tra được thực hiện từ thông tin tố cáo của Best Buy với Hội chống gian lận thương mại và hỗ trợ người tiêu dùng TPHCM (AFCA) về việc Viet An Trade JSC kinh doanh sản phẩm đã được bảo hộ độc quyền tại Việt Nam.

Theo đại diện AFCA, việc kiểm tra hàng hóa tại công ty chủ sở hữu của Viet Home Shopping bắt nguồn từ những thông tin phản ánh của người tiêu dùng về các sản phẩm máy xay cắt lát hiệu Bustlle Expense, máy xay đa năng hiệu Magic Bullet và lò nướng điện hiệu Flavor Wave được Viet Home Shopping quảng cáo, phát đồng loạt phát trên kênh BTV3, BTV5 - Đài truyền hình Bình Dương; các kênh của HTVC vào buổi sáng, trưa và tối. Điểm đặc biệt của những quảng cáo trên là rất giống với chương trình quảng cáo “Sự lựa chọn hoàn hảo” của Best Buy cho ba sản phẩm máy cắt lát hiệu Bullet Express, lò nướng hiệu Flavor Wave và máy xay đa năng hiệu Magic Bullet mà đơn vị này độc quyền phân phối tại Việt Nam.

Lần theo thông tin đăng tải trong chương trình, AFCA đã vào website www.viethomeshopping.vn và nhận thấy, sản phẩm máy xay đa năng hiệu Magic Bullet thể hiện rõ nhãn hiệu logo Magic Bullet của nhà sản xuất. Trong khi đó, máy xay cắt lát hiệu Bustle Expense do Viet Home Shopping bán lại có nhãn hiệu As seen on TV do Best Buy độc quyền sở hữu ở Việt Nam.

Công ty Best Buy xác nhận không cấp phép sử dụng nhãn hiệu này cho Việt An. Tương tự, chủ sở hữu của hai nhãn hiệu Magic Bullet và Bullet Express cũng chưa bao giờ cho phép Việt An sử dụng hai sản phẩm trên. Điều này đủ căn cứ kết luật các sản phẩm bày bán trong chương trình quảng cáo Viet Home Shopping và bán hàng qua mạng là hàng hóa giả mạo.

Theo luật sư Nguyễn Minh Hương - Phó chủ tịch AFCA, ở vụ việc liên quan đến Viet Home Shopping, ngoài chuyện bán hàng giả mạo còn vi phạm quyền tác giả khi sử dụng quảng cáo giống hệt với quảng cáo mà Best Buy đã sử dụng.

Theo bà Hương, qua vụ việc trên có thể thấy, việc đăng quảng cáo trên truyền hình, kênh thông tin có sức lan tỏa mạnh hiện nay đang còn nhiều vấn đề phải bàn. “Các quy định về kiểm duyệt, xác nhận thông tin theo tôi biết được quy định rất chặt chẽ. Tuy nhiên, tôi có cảm giác, bộ phận quảng cáo của các đài chưa thật sự chú ý làm đúng các quy định, thậm chí cố tình quên một số điều, ví dụ như quyền tác giả”, bà Hương nói.

(Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Một khu đất - hai chợ
  • Tung gói cước tỷ phú, Beeline vi phạm luật cạnh tranh
  • Vi phạm an toàn các công trình dầu khí: Hiểm họa khôn lường (1)
  • Khổ vì con dấu!
  • Kinh hãi công nghệ làm tương ớt ... đóng can
  • Vụ Rusalka, vì sao cứ dùng dằng?
  • Buôn bán động vật hoang dã: 90% số vụ lọt lưới
  • Kiến nghị “gỡ khó” cho DN tạm nhập tái xuất khuôn
  • Một doanh nghiệp “oằn vai” với 210 xe ô tô tự đổ nhập khẩu
  • Vụ Công ty cho thuê tài chính II lỗ, gây tổn thất trên 4.600 tỉ đồng: Khoảng trống trách nhiệm
  • Công nghệ cờ bạc bịp
  • Bi hài chuyện SABECO ra Hà Nội kiện đối tác
  • Tranh chấp giữa Bảo Minh và DQS: Tiền hậu bất nhất?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%