Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Vụ Rusalka, vì sao cứ dùng dằng?

Các công trình của dự án Rusalka bị bỏ hoang.

Dự án Rusalka sau sáu năm bị ngưng triển khai đến nay vẫn phải tiếp tục nằm “đắp chiếu” mặc dù Thủ tướng đã có chỉ đạo yêu cầu giải quyết dứt điểm.

Rusalka là dự án xây dựng, kinh doanh khu nghỉ dưỡng tại Nha Trang, Khánh Hòa, do Công ty Đầu tư và Phát triển du lịch Rus-Invest-Tur (RIT) làm chủ đầu tư theo giấy phép được cấp vào năm 2000. Dự án đang được triển khai thì năm 2005 ông Nguyễn Đức Chi, Chủ tịch HĐQT RIT, bị khởi tố về tội “lừa đảo, chiếm đoạt tài sản”. Với lý do để điều tra về hành vi này, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an đã kê biên 43,8 héc ta đất cùng toàn bộ công trình, tài sản đã được đầu tư vào dự án Rusalka (theo kết quả định giá của Bộ Tài chính vào năm 2006, giá trị tài sản đã đầu tư là 131 tỉ đồng, tương đương hơn 8 triệu đô la Mỹ lúc đó). Đồng thời, trên cơ sở đề nghị của Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) ra quyết định chấm dứt hoạt động và thu hồi giấy phép đầu tư đối với dự án Rusalka.

Thế nhưng, qua các lần xét xử, tòa án đã không đủ căn cứ buộc ông Chi về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” mà phải chuyển sang tội danh khác. Tài sản của dự án Rusalka cũng được kết luận không có liên quan đến vụ án. Ngày 1-4-2010, Tòa án Nhân dân tối cao đã có quyết định giám đốc thẩm hủy bỏ việc kê biên, đồng thời trả lại toàn bộ tài sản cho ông Nguyễn Đức Chi.

Tuy nhiên, vướng mắc phát sinh là sẽ trả lại tài sản như thế nào khi dự án Rusalka đã bị rút giấy phép? Ngày 1-10-2010 theo đề xuất của Bộ KH&ĐT, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản giao cho UBND tỉnh Khánh Hòa giải quyết tài sản dự án Rusalka theo hướng “hướng dẫn chủ đầu tư thành lập pháp nhân mới để tiếp tục triển khai dự án mới” nhằm đảm bảo lợi ích của chủ đầu tư, hạn chế tổn thất về tài sản dự án. Đây cũng là phương án được chính ông Chi đề nghị nhằm “tiếp tục triển khai dự án đầu tư và đưa vào hoạt động, chứ bây giờ không phải là lúc để nói về sai trái”. Cụ thể, toàn bộ tài sản sẽ được chuyển giao, sử dụng làm vốn góp để thành lập một công ty cổ phần mới. Công ty này có nhiệm vụ tiếp tục triển khai dự án dưới tên gọi mới “dự án khu nghỉ dưỡng Champarama”. Chủ đầu tư cũng chấp thuận điều kiện công ty mới sẽ chịu trách nhiệm tự thương lượng, giải quyết các hậu quả pháp lý do dự án bị ngưng đối với các bên thứ ba (các nhà thầu, các nhà tư vấn trong và ngoài nước, các tổ chức tín dụng, người lao động…).

Thế nhưng, điều này vẫn chưa thể trở thành hiện thực vì còn phải chờ… thủ tục giải quyết. Trao đổi với TBKTSG, ông Võ Tấn Thái, Giám đốc Sở KH&ĐT tỉnh Khánh Hòa, cho biết trong quá trình thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, UBND tỉnh đã họp lấy ý kiến của Bộ Tài Chính, Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, Bộ KH&ĐT, Bộ Công An, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án Nhân dân tối cao… Sau đó, UBND tỉnh Khánh Hòa đã có văn bản báo cáo đề nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận phương án giải quyết cụ thể như nêu trên, tuy nhiên, đến nay vẫn chưa nhận được trả lời.

Vạ lây bởi một vụ án hình sự, dự án Rusalka với tài sản hàng trăm tỉ đồng đã phải “trùm mền”, xuống cấp trầm trọng trong nhiều năm qua. Ông Nguyễn Đức Chi cho biết nếu tính lãi suất ngân hàng của tiền vốn bị đóng băng trong hơn năm năm qua thì thiệt hại khoảng 80 tỉ đồng.

Còn tính cả giá trị tài sản đã đầu tư bị xuống cấp, chưa kể thiệt hại về cơ hội kinh doanh thì thiệt hại không dưới 100 tỉ đồng. Sự ngưng trệ càng kéo dài, càng gây thiệt hại không chỉ cho chủ đầu tư mà cả với những người dân trong khu vực dự án. Nhiều hộ dân vẫn chưa được đền bù và hơn 11 năm qua, kể từ khi bắt đầu dự án họ phải sống trong cảnh chờ đợi, ở không yên mà đi thì cũng chẳng xong. Người đứng đầu Sở KH&ĐT tỉnh Khánh Hòa từng nói với TBKTSG rằng môi trường đầu tư tại địa phương bị ảnh hưởng nặng nề bởi “vụ Rusalka ”.

Theo luật sư Trần Văn Tạo, Trưởng văn phòng Luật sư Trần Văn Tạo, việc giải quyết hậu quả đối với dự án Rusalka lẽ ra đã có thể xong từ lâu. Năm 2006, sau khi vụ án vừa xảy ra, Thủ tướng đã chỉ đạo sớm làm sáng tỏ vụ án, tránh để tài sản dự án xuống cấp gây thiệt hại cho doanh nghiệp. Gần đây, Thủ tướng tiếp tục chỉ đạo giải quyết với yêu cầu khá cụ thể. Việc giao trả tài sản thì đã có bản án hiệu lực của Tòa án Nhân dân tối cao. Thành lập một pháp nhân mới để triển khai dự án mới thì đã có Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư. UBND tỉnh Khánh Hòa được giao giải quyết dứt điểm sự việc cũng đã lấy ý kiến các bộ, ban, ngành liên quan và đã gửi văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Vậy thì khúc mắc nằm ở đâu?

(Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Một khu đất - hai chợ
  • Tung gói cước tỷ phú, Beeline vi phạm luật cạnh tranh
  • Vi phạm an toàn các công trình dầu khí: Hiểm họa khôn lường (1)
  • Khổ vì con dấu!
  • Kinh hãi công nghệ làm tương ớt ... đóng can
  • Buôn bán động vật hoang dã: 90% số vụ lọt lưới
  • Kiến nghị “gỡ khó” cho DN tạm nhập tái xuất khuôn
  • Một doanh nghiệp “oằn vai” với 210 xe ô tô tự đổ nhập khẩu
  • Vụ Công ty cho thuê tài chính II lỗ, gây tổn thất trên 4.600 tỉ đồng: Khoảng trống trách nhiệm
  • Công nghệ cờ bạc bịp
  • Bi hài chuyện SABECO ra Hà Nội kiện đối tác
  • Tranh chấp giữa Bảo Minh và DQS: Tiền hậu bất nhất?
  • Vụ tranh chấp giờ chạy tàu cánh ngầm: Greenlines kiên quyết chạy tàu lúc 9 giờ 30
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%