Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thêm doanh nghiệp xả thải ô nhiễm ở Bình Dương

Nước thải từ hồ chứa tràn thẳng ra môi trường. (Ảnh: cand)
Ngày 29/11, nguồn tin từ Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (C49B, cơ quan phía Nam, Bộ Công an) cho biết cơ quan này vừa phát hiện thêm hai doanh nghiệp ở tỉnh Bình Dương xả nước thải, khí thải chưa qua xử lý ra môi trường bên ngoài.

Qua kiểm tra Công ty Trách nhiệm hữu hạn Kin Sing (100% vốn Đài Loan, trụ sở tại ấp Bưng Riềng, xã Vĩnh Hòa, huyện Phú Giáo, Bình Dương), Cục C49B phát hiện công ty này đang xả khí thải chưa qua xử lý ra môi trường, xả nước thải xử lý không đúng quy trình trực tiếp ra suối Bưng Riềng chảy ra Sông Bé.

Cảnh sát môi trường đã yêu cầu công ty dừng ngay hành vi nêu trên và tiến hành lấy mẫu nước thải sản xuất và khí thải để phân tích.

Công ty này chuyên sản xuất các loại giấy vàng mã xuất khẩu, công suất 780 tấn/quý. Nguyên, nhiên liệu, hóa chất phục vụ sản xuất của công ty gồm hóa chất các loại (khoảng 200 tấn/quý), dâm tre đã qua ngâm kiểm lạnh (khoảng 1.600 tấn/quý).

Tại thời điểm kiểm tra, công ty chưa lắp đặt hệ thống xử lý khí thải, việc quản lý chất thải nguy hại của công ty chưa thực hiện đúng quy định (lưu lượng xả thải là 190-200m3/ngày).

Lãnh đạo công ty đã thừa nhận hành vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường nêu trên. Cục C49B đang tiếp tục điều tra làm rõ.

Cũng tại địa bàn ấp Bưng Riềng, xã Vĩnh Hòa, huyện Phú Giáo (Bình Dương), qua kiểm tra ngày 25/11, Cục C49B đã phát hiện Doanh nghiệp tư nhân Mạnh Hùng (chuyên sản xuất chế biến bột mì) đang xả nước thải ra môi trường có màu trắng đục, có dấu hiệu chưa qua xử lý, vượt quá tiêu chuẩn cho phép.

Qua kiểm tra bước đầu cho thấy doanh nghiệp này không thực hiện đầy đủ các nội dung đã nêu trong cam kết bảo vệ môi trường đã được phê duyệt.

Doanh nghiệp này không có hệ thống xử lý nước thải, nước thải sản xuất từ công đoạn xay ngâm củ mì được thu gom vào bể biogas (hai bể có tổng diện tích 6.000m2, đã dùng bạt HDPE lót đáy và phủ bề mặt), sau đó xả ra suối nhỏ. Còn nước rửa củ mì xả thẳng trực tiếp ra môi trường.

Hiện tại doanh nghiệp này chưa có giấy phép xả thải, giấy phép khai thác nước ngầm. Chất thải tại doanh nghiệp gồm vỏ củ mì, tạp chất trong quá trình chế biến bột mì làm thức ăn gia súc, bùn cặn làm phân bón. Lượng nước thải sau sản xuất ra môi trường là 50m3/ngày đêm.

Cục C49B đã lấy mẫu nước thải để phân tích, làm rõ./.
 
Thế Vinh (TTXVN/Vietnam+)

  • Một khu đất - hai chợ
  • Tung gói cước tỷ phú, Beeline vi phạm luật cạnh tranh
  • Vi phạm an toàn các công trình dầu khí: Hiểm họa khôn lường (1)
  • Khổ vì con dấu!
  • Kinh hãi công nghệ làm tương ớt ... đóng can
  • Kỳ án "vạch tội" cặp vợ chồng giám đốc buôn bán hóa đơn giả
  • Bóc trần gian lận tại Công ty TNHH TM gas Bình Minh
  • Bắt 16 'cao thủ' tội phạm xuyên quốc gia lừa tiền tại Việt Nam
  • Nguyên Chánh tòa án huyện ‘kiện’ Chánh án tòa án tỉnh
  • Megastar lên tiếng
  • Đôi điều quanh chuyện phá sản và tái cơ cấu Vinashin
  • Vụ nổ pháo hoa ngày 6/10: Interserco được giao việc quá sức mình
  • Vasep tính kiện cơ quan cấp phép nhập khẩu hóa chất cấm
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%