Harry Winston là một thương hiệu kim hoàn Mỹ trứ danh, có cửa hàng ở các thành phố lớn trên thế giới. Cửa hàng ở Paris nằm trên đại lộ Montaigne, quận XIII thuộc khu phố có tên là “tam giác vàng” bởi dày đặc những cửa hàng đồ hiệu như Gucci, Dior, Chanel v.v... Cửa hàng Harry Winston luôn luôn khép cửa. Nhân viên bán hàng (15 người) chỉ mở cửa sau khi “bắt hình dong” khách đến mua hàng. Phụ nữ luôn được chào đón nồng nhiệt nhất bởi là khách hàng thường xuyên nhất. Rất nhiều nghệ sĩ nổi tiếng trên thế giới từ
Chỉ cần 15 phút
17 giờ 10 phút ngày 4-12-2008. Một buổi chiều lạnh giá bao trùm khu “tam giác vàng” rực rỡ ánh sáng đèn Giáng sinh. Nhân viên Harry Winston chuẩn bị đóng cửa thì xuất hiện 3 phụ nữ và một người đàn ông. Tất cả ăn mặc sang trọng. Họ từ tốn yêu cầu được vào mua hàng.
Vào bên trong, người đàn ông lặng lẽ đẩy chiếc vali kéo vào góc phòng. Thế rồi tất cả đồng loạt rút ra lựu đạn và súng ngắn, trong đó có khẩu 387 Magnum. Hóa ra tất cả đều là đàn ông. Chúng gọi tên một số nhân viên, ra lệnh (bằng tiếng Pháp giọng Xla-vơ) cho họ mở tất cả những tủ kính. Nhân viên bán hàng răm rắp tuân lệnh vì bọn cướp trông rất hung hãn. Hơn nữa họ từng trải qua những giây phút kinh hoàng trong một vụ cướp tương tự hồi năm 2007.
Gần cửa hàng Harry Winston có một đồn cảnh sát nhưng không ai có thể can thiệp kịp. Chưa đầy 15 phút bọn cướp đã vét sạch nữ trang và đồ trang sức trong cửa hàng. Kể cả những két sắt đựng ngọc lục bảo, hồng ngọc và kim cương đặt ở những nơi rất kín đáo cũng không thoát. Bọn chúng thoát thân trên một chiếc xe nổ máy chờ sẵn ở bên ngoài lúc 17 giờ 30 phút.
Số tài sản bị cướp ước tính vào khoảng 60 đến 80 triệu euro (1 euro = 25.767 đồng). Đây là vụ cướp nữ trang và đồ trang sức lớn nhất ở Pháp từ trước tới nay. Nó vượt xa vụ “cướp thế kỷ” 160 triệu quan (tương đương 31 triệu euro bây giờ) ở Chi nhánh Ngân hàng Pháp Quốc (Banque de France) ở Toulon năm 1992.
Vụ cướp được chuẩn bị và tính toán rất chi li. Giáng sinh là mùa mua sắm lớn nhất ở Pháp. Hàng hóa trong cửa hàng Harry Winston đầy ắp. Ba tên cướp giả dạng phụ nữ ăn diện sang trọng, đội tóc hoe giả, cổ quấn khăn quàng hàng hiệu bởi như vậy mới làm cho nhân viên tin tưởng mở cửa mời vào. Các khẩu súng ngắn giấu trong bóp xách tay, rút ra dễ dàng, nhanh chóng. Bọn cướp móc nối với một bảo vệ của Harry Winston bồi dưỡng 5.000 euro để được cung cấp những thông tin mà chúng cần biết như tên tuổi, địa chỉ nhà của một số nhân viên bán hàng. Tên bảo vệ này đã bị bắt hôm 22-6-2009.
Cướp tốc độ cao
Các nhà điều tra Pháp thán phục tài ba của bọn cướp tin rằng băng cướp Báo Hồng trứ danh có liên quan đến vụ án này. Theo Interpol (cảnh sát quốc tế) đó là một băng cướp lớn chuyên tấn công những cửa hàng kim hoàn với chừng 200 tên mà đa số là cựu chiến binh từng chiến đấu ở chiến trường Nam Tư cũ, có quan hệ đồng hương và huyết thống với nhau. Trong danh sách truy nã của Interpol, nhiều tên đến từ thành phố
Băng cướp Báo Hồng hoạt động ở các thành phố lớn của các nước phát triển từ năm 2003. Các cửa hàng kim hoàn ở Dubai, Thụy Sĩ, Nhật Bản, Pháp, Đức, Anh, Luxembourg, Tây Ban Nha và Monaco từng là nạn nhân của chúng. Mặt hàng chúng thích nhất là kim cương và đồng hồ đắt tiền, những thứ có thể tiêu thụ dễ dàng. Những tên Báo Hồng sống chủ yếu ở châu Âu, làm những nghề bình thường như lao công bệnh viện, bảo vệ v.v... trong khi chờ đợi thực hiện những phi vụ thường xa nơi cư trú. Mỗi lần ra tay đều có kịch bản mới, không lần nào giống lần nào, dùng những phương tiện bất ngờ để đào thoát như xuồng cao tốc, xe đạp, thậm chí ván trượt tuyết.
Tại Dubai, hồi năm ngoái, camera an ninh cho thấy chúng đi trên hai chiếc Audi sang trọng đậu trước cửa hàng kim hoàn Graff trong khu mua sắm
Một cửa hàng Graff khác ở quận Ginza, Tokyo, Nhật Bản, cũng bị những tên Báo Hồng tấn công năm 2004. Chúng đến bằng xe đạp, đeo khẩu trang chống ô nhiễm bụi bặm, dùng bình xịt hơi cay để khống chế nhân viên bán hàng. Chỉ cần ba phút chúng lấy đi một túi kim cương hiếm màu vàng trị giá khoảng 38 triệu USD. Trong số này có một sợi dây chuyền 125 carat đính 116 viên kim cương được mệnh danh là nữ bá tước Vendôme trị giá 31,5 triệu USD. Kể từ đó, sợi dây chuyền này biến mất luôn.
Nguồn gốc tên Báo Hồng
Tên băng cướp Báo Hồng do cảnh sát Anh đặt ra theo tên một bộ phim trinh thám hài cùng tên sản xuất năm 1963 sau khi phát hiện bọn cướp gốc Nam Tư này giấu một viên kim cương trị giá 15 tỉ đồng trong một hộp kem dưỡng da mà chúng cướp được ở London năm 2003. Đây là một tình tiết bắt chước trong phim vừa kể. Có tin nói bọn cướp thích cái tên này và thỉnh thoảng mặc áo sơ mi màu hồng khi hành sự.
(Theo NGUYỄN CAO // Người lao động online)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com