Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hệ thống pháp luật Hoa Kỳ (25): Thủ tục tại tòa án dân sự - Phần 4

Một số vụ tranh chấp được giải quyết bằng những phương pháp giải quyết tranh chấp khác nhau, trong một tòa án chuyên môn, hoặc thông qua một cơ quan hành chính. Tuy nhiên, hàng năm vẫn có rất nhiều vụ tranh chấp phải đưa ra trước tòa án dân sự để giải quyết.

Hệ thống pháp luật Hoa Kỳ (26): Thủ tục tại tòa án dân sự - Phần 5

Lựa chọn bồi thẩm đoàn. Tu chính án Hiến pháp thứ bảy bảo đảm quyền được xét xử bởi bồi thẩm đoàn trong một vụ kiện dân sự tại một tòa án liên bang. Các hiến pháp của bang cũng quy định quyền này. Quyền được xét xử bởi bồi thẩm đoàn có thể bị khước từ, và trong trường hợp đó thẩm phán sẽ quyết định vụ kiện. Mặc dù theo truyền thống, bồi thẩm đoàn thường gồm 12 người, song hiện nay con số này rất khác biệt giữa các nơi. Hầu hết các tòa án hạt thuộc liên bang ngày nay đều sử dụng bồi thẩm đoàn ít hơn 12 người trong các vụ kiện dân sự. Phần lớn các bang cũng ủy quyền cho các bồi thẩm đoàn với quy mô nhỏ hơn trong một số hoặc tất cả các phiên tòa dân sự.

Hệ thống pháp luật Hoa Kỳ (27): Các thẩm phán liên bang - Phần 1

Các nhân vật chính của hệ thống pháp lý liên bang là những người đảm nhiệm chức vụ thẩm phán và chánh án. Những người này có đặc điểm gì để phân biệt họ với toàn thể các công dân còn lại? Có những phẩm chất nào - cả chính thức và không chính thức - để những người này được bổ nhiệm vào đội ngũ đó? Các thẩm phán được lựa chọn như thế nào và ai là người tham gia trong quá trình này? Các thẩm phán phải học tập như thế nào để trở thành thẩm phán? Các thẩm phán được rèn luyện như thế nào và khi nào họ sẽ bị bãi miễn?

Hệ thống pháp luật Hoa Kỳ (28): Các thẩm phán liên bang - Phần 2

Khung tuyển chọn thẩm phán là như nhau đối với tất cả các thẩm phán liên bang, mặc dù vai trò của những người tham dự rất khác nhau tùy theo cấp độ của các tòa án Hoa Kỳ. Tất cả đều được bổ nhiệm bởi tổng thống sau khi tham khảo ý kiến theo đúng quy trình với đội ngũ nhân viên Nhà Trắng, văn phòng chưởng lý, một số thượng nghị sĩ và các nhà hoạt động chính trị khác. Cục điều tra liên bang (FBI), một bộ phận của Bộ Tư pháp, thường tiến hành một cuộc kiểm tra an ninh theo thủ tục.

Hệ thống pháp luật Hoa Kỳ (29): Các thẩm phán liên bang - Phần 3

Tại các trường cao đẳng và trường luật, các thẩm phán tương lai được học những kỹ năng phân tích và giao tiếp quan trọng, bên cạnh kiến thức cơ bản về luật pháp. Sau một hoặc hai chục năm hành nghề luật, vị thẩm phán tương lai đã có được một hiểu biết khá tốt về cách thức hoạt động trên thực tế của các tòa án và luật pháp, và có chuyên môn sâu về một vài lĩnh vực luật. Mặc dù có tất cả những sự chuẩn bị này, đôi khi được gọi là “quá trình hòa nhập trước”, phần lớn các thẩm phán mới của Mỹ vẫn có rất nhiều điều phải học để làm một thẩm phán.

Hệ thống pháp luật Hoa Kỳ (30): Các thẩm phán liên bang - Phần 4

Phần lớn luật lệ và hiến pháp bang hầu như không quy định những điều kiện khắt khe đối với thẩm phán bang. Đa số các bang không quy định thẩm phán hòa giải hoặc tiểu hình của họ phải có bằng tốt nghiệp trường luật, nhưng những bằng cấp này hầu hết đều được yêu cầu (chính thức hoặc trên thực tế) đối với các thẩm phán tòa sơ thẩm và phúc thẩm.

Hệ thống pháp luật Hoa Kỳ (31): Việc thực thi và tác động của các chính sách tòa án - Phần 1

Sau khi tòa án đưa ra phán quyết, rất nhiều cá nhân - các thẩm phán khác, các quan chức công, thậm chí cả các công dân bình thường - có thể được triệu tập để thực thi phán quyết. Chương nà y xem xét rất nhiều tác nhân khác nhau tham gia vào quá trình thực thi phán quyết, sự phản ứng lại của họ trước các chính sách của tòa án và những biện pháp mà họ có thể sử dụng để phản ứng lại một phán quyết của tòa.

Hệ thống pháp luật Hoa Kỳ (32): Việc thực thi và tác động của các chính sách tòa án - Phần 2

Khi một phán quyết của tòa án liên bang đã được đưa ra, Quốc hội có thể đưa ra rất nhiều phản ứng: Quốc hội có thể hỗ trợ hoặc cản trợ việc thực thi một phán quyết. Bên cạnh đó, nó có thể thay đổi cách diễn giải của tòa án về một đạo luật. Cuối cùng, Quốc hội có thể tiến hành công kích chống lại một thẩm phán cụ thể.

Hệ thống pháp luật Hoa Kỳ (33): Việc thực thi và tác động của các chính sách tòa án - Phần 3

Tầm quan trọng bậc nhất của các phán quyết của Tòa án tối cao phụ thuộc chủ yếu vào tác động của chúng đối với toàn thể xã hội Mỹ. Một số chính sách có ảnh hưởng quan trọng thuộc về những lĩnh vực bình đẳng chủng tộc, quy trình đúng trong tố tụng hình sự, và nạo phá thai.

Hệ thống pháp luật Hoa Kỳ (34): Việc thực thi và tác động của các chính sách tòa án - Phần 4

Trong vụ Roe kiện Wade (1973), Tòa án tối cao đã phán quyết rằng một phụ nữ có quyền tuyệt đối trong việc nạo phá thai trong ba tháng đầu tiên mang thai; rằng một bang có thể điều tiết các thủ tục nạo phá thai trong thời kỳ ba tháng mang thai tiếp theo để bảo đảm sức khỏe cho người mẹ; và rằng, trong ba tháng thai nghén cuối cùng, bang có thể quy định hạn chế hoặc cấm việc nạo phá thai, trừ phi tính mạng hoặc sức khỏe của người mẹ bị đe dọa.

Báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn, tổng công ty: 3 cấp độ sai phạm

“Nhiều báo cáo được thực hiện dưới sự chỉ đạo của lãnh đạo tập đoàn, tổng công ty, dẫn tới sai lệch, không trung thực…”

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%