Ngày 11/01/2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại lớn nhất thế giới, WTO. Một trong những nguyên tắc bắt buộc đối với chính sách kinh tế của các nước thành viên khi gia nhập WTO là không phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế với nhau, cũng như giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài, trừ những lĩnh vực ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Chính vì thế, trước khi trở thành thành viên của WTO, Việt Nam đã phải nội luật hóa nhiều nguyên tắc của luật pháp quốc tế bằng cách sửa đổi, bổ sung hàng loạt các luật, bộ luật của mình cho tương thích với luật pháp quốc tế. Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp ban hành năm 2005[1] là một trong những minh chứng cho điều đó. Trên nguyên tắc, hai đạo luật này đã không còn phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế cũng như nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài. Tuy vậy, nhưng thực tế pháp luật nước ta vẫn còn có sự phân biệt đối xử giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài:
Điều 10 quy định về lệ phí đăng ký và chi phí giải quyết nuôi con nuôi nước ngoài tại dự án Luật Nuôi con nuôi tiếp tục nhận được nhiều ý kiến đóng góp tại phiên họp thứ 29 Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa 12, tổ chức sáng 18/3.
Đánh giá tác động pháp luật (RIA- Regulatory Impact Assesment) là một tập hợp các bước logic hỗ trợ cho việc chuẩn bị các đề xuất chính sách. Nó bao gồm việc nghiên cứu sâu các hoạt động đi kèm với quá trình xây dựng chính sách và chính thức hóa các kết quả nghiên cứu bằng một bản báo cáo độc lập. Trách nhiệm thực hiện RIA được giao cho cơ quan phụ trách việc đề xuất chính sách. RIA là công cụ chủ yếu cho việc xây dựng chính sách.
Dự thảo bộ luật Lao động cho phép doanh nghiệp được đóng cửa trong thời gian người lao động đình công. Hiện vẫn còn nhiều luồng ý kiến trái chiều nhau về quy định này. Trao đổi với phóng viên báo Sài Gòn Tiếp Thị, ông Phạm Minh Huân, thứ trưởng bộ Lao động – thương binh và xã hội, cho biết:
“Xây dựng cơ chế phán quyết về những vi phạm Hiến pháp trong hoạt động lập pháp“, hành pháp và tư pháp”[1] là một vấn đề hết sức mới mẻ ở nước ta. Vì vậy, việc tham khảo kinh nghiệm nước ngoài trong lĩnh vực này là cần thiết. Trong bài viết, tác giả cung cấp cho bạn đọc những kinh nghiệm về cơ chế bảo hiến của một số nước trên thế giới.
“Xây dựng cơ chế phán quyết về những vi phạm Hiến pháp trong hoạt động lập pháp“, hành pháp và tư pháp”[1] là một vấn đề hết sức mới mẻ ở nước ta. Vì vậy, việc tham khảo kinh nghiệm nước ngoài trong lĩnh vực này là cần thiết. Trong bài viết, tác giả cung cấp cho bạn đọc những kinh nghiệm về cơ chế bảo hiến của một số nước trên thế giới.
Bí mật kinh doanh là một loại tài sản trí tuệ rất có giá trị vì nó tạo ra lợi thế riêng của chủ sở hữu BMKD so với các đối thủ cạnh tranh khác.
Theo pháp luật Việt Nam, hành vi chỉ dẫn gây nhầm lẫn (CDGNL) về tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, bao bì, chỉ dẫn địa lý... làm sai lệch nhận thức của khách hàng về hàng hoá, dịch vụ lần đầu tiên được điều chỉnh bởi Nghị định 54/2000/NĐ-CP[1] và đã được pháp điển hoá trong Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (Luật SHTT 2005). Hiện nay, điều chỉnh pháp luật đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh (CTKLM) dưới dạng CDGNL được quy định tại Luật Cạnh tranh năm 2004, (Luật CT 2004) và Luật SHTT 2005.
Nhượng quyền thương mại (NQTM) là hoạt động thương mại phát triển với tốc độ cao trên thế giới hiện nay, được sử dụng trong hơn 60 lĩnh vực kinh doanh khác nhau, từ kinh doanh thực phẩm, nhà hàng, khách sạn, dịch vụ thuê xe, giải trí đến các dịch vụ giáo dục, y tế, hỗ trợ doanh nghiệp[1]…
LTS. Dominique Brault, luật sư Công ty luật Herbert Smith LLP, chi nhánh Paris, đã có bài viết giới thiệu về pháp luật cạnh tranh của Việt Nam với độc giả Pháp trên tạp chí LAMY DE LA CONCURRENCE số 15, tháng 4/5 năm 2008. Sau đây là bản dịch bài viết của ông giới thiệu về các quy định của luật này cùng với những áp dụng bước đầu vào thực tiễn.
Về bản chất, nghĩa vụ hợp đồng là quan hệ tạm thời, và thậm chí là quan hệ ngắn hạn phải được chấm dứt vào một lúc nào đó. Phương thức thông thường nhất để chấm dứt nghĩa vụ hợp đồng là việc thực hiện đúng và đầy đủ hợp đồng[1]. ở nước ta, khi thực hiện hợp đồng, các bên không những chịu sự điều chỉnh trực tiếp của những quy định chung tại mục 7 Chương XVII, Bộ luật Dân sự năm 2005 (BLDS 2005) về thực hiện hợp đồng (từ Điều 412 đến Điều 422), mà còn phải tuân thủ những quy định chung tại mục 2 Chương XVII, BLDS 2005 về thực hiện nghĩa vụ dân sự (từ Điều 283 - Điều 301) và những quy định riêng của BLDS 2005 về thực hiện những hợp đồng thông dụng.
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com