Ngày càng có nhiều các điều ước, hiệp ước quốc tế, kế hoạch hành động, các tuyên bố quốc tế yêu cầu hoặc khuyến khích các quốc gia ban hành Luật Tự do thông tin, đặc biệt trong lĩnh vực chống tham nhũng, trong đó hầu hết các điều ước quốc tế mới được ký kết đều đặt ra yêu cầu các quốc gia thành viên phải ban hành Luật nhằm tăng cường khả năng tiếp cận thông tin của công chúng.
“Việc xử lý vi phạm hành chính (VPHC) ở Việt Nam hiện nay “không giống ai”. Chúng ta có hô nhiều khẩu hiệu như đẩy mạnh, tăng cường nhưng lại đầy rẫy vi phạm, cản trở sự phát triển kinh tế- xã hội”. Đó là nhận định của Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường tại cuộc họp ban soạn thảo Dự luật xử lý VPHC mới đây.
Hoạt động vận động hành lang (lobby) đã và đang trở thành một thứ văn hóa hính trị ở Mỹ. Khi “lobby” đã trở thành một phần không thể thiếu của nền chính trị Mỹ thì tất cả những ai muốn gây ảnh hưởng đối với dư luận hay đến việc hoạch định chính sách của Mỹ đều phải tuân thủ quy luật này. Hoạt động lobby hầu như đã thâm nhập vào toàn bộ các lĩnh vực và các ngành sản xuất, kinh doanh tại Mỹ và trong đó có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và hiệu quả nhất khi được sử dụng trong quá trình xây dựng chính sách và pháp luật tại quốc gia này.
Mặc dù, đã tồn tại các tiêu chuẩn quốc tế về vị trí của cơ quan quốc gia về nhân quyền, nhưng rất khó để đi đến một định nghĩa hay có được một cách hiểu thống nhất “cơ quan quốc gia về nhân quyền là gì?”. Trong khuôn khổ khái niệm liên quan tới các hoạt động đầu tiên của Liên hợp quốc trong bảo vệ, thúc đẩy quyền con người, hiểu cơ quan quốc gia về nhân quyền là bất kỳ một cơ quan nào, ở cấp độ quốc gia có mức độ ảnh hưởng /tác động trực tiếp hay gián tiếp đến việc thúc đẩy, và bảo vệ quyền con người. Theo đó, cơ quan lập pháp, cơ quan hành chính, cơ quan tư pháp, các tổ chức phi chính phủ, các cơ quan trợ giúp pháp lý và các cơ quan phúc lợi xã hội, đều được xem xét, lưu ý bình đẳng so với các uỷ ban quốc gia, văn phòng cơ quan thanh tra hay các thể chế tương tự khác, vì đều liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến bảo vệ, thúc đẩy quyền con người.
Sau hơn bốn năm có hiệu lực, gần đây Luật Cạnh tranh đã được áp dụng để xử lý vụ việc về hành vi hạn chế cạnh tranh của các doanh nghiệp.
Khi phân chia tài sản đã được cấp giấy chứng nhận sở hữu, sử dụng chung của hộ gia đình cho những người trong hộ gia đình thì người được chia tài sản không phải nộp lệ phí trước bạ.
Là cơ quan chấp hành của Quốc hội và là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, hoạt động của Chính phủ có ý nghĩa quyết định trực tiếp đến việc đảm bảo, thúc đẩy và phát triển quyền tự do dân chủ của công dân. Trong điều kiện hiện nay, cần tiếp tục kiện toàn tổ chức và hoạt động của các cơ quan bộ máy hành chính đảm bảo tinh gọn, hoạt động có hiệu lực và hiệu quả, mà một trong những yêu cầu đặt ra là bộ máy hoạt động của Chính phủ phải trong sạch, hoạt động công khai, minh bạch, hạn chế tình trạng quan liêu, tham nhũng, cửa quyền, hách dịch và sách nhiễu nhân dân.
Ở Việt Nam hiện nay, khi mà hàng năm các khiếu nại hành chính thường tăng nhưng khiếu kiện hành chính lại ít và các toà hành chính không có nhiều việc để làm là vấn đề đáng để cho chúng ta suy nghĩ về hiệu quả hoạt động xét xử hành chính của toà án. Vì vậy, việc tham khảo kinh nghiệm về tổ chức và hoạt động của các mô hình giải quyết khiếu kiện hành chính trên thế giới và kết hợp khéo léo, tài tình những ưu điểm của các hệ thống tố tụng hành chính này để xây dựng một mô hình hợp lý, có hiệu quả, phù hợp với điều kiện chính trị, kinh tế - xã hội Việt Nam là cần thiết, nhất là khi chúng ta đang tiến hành xây dựng Đề án tổ chức cơ quan tài phán hành chính của nước ta
Hồng Kông đã trở về với Trung Quốc được hơn mười năm. Mười năm thực hiện chính sách “một quốc gia, hai chế độ”, Hồng Kông vẫn có nền kinh tế phát triển. Năm 2006, GDP của Hồng Kông xếp thứ 40 trên thế giới với giá trị 253, 1 tỷ USD. GDP bình quân đầu người xếp hạng 14 với mức 36.500 USD, cao hơn so với GDP bình quân đầu người của Canada, Nhật Bản, Thụy Sỹ, Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ai Len. Theo một báo cáo về tự do kinh tế thế giới do một viện nghiên cứu có uy tín của Mỹ công bố trung tuần tháng 9/2007, Hồng Kông vẫn là nền kinh tế tự do nhất thế giới. Đây là năm thứ 11 liên tiếp (hầu như toàn bộ thời kỳ sau khi Hồng Kông trở về với Trung Quốc), Hồng Kông đứng đầu danh sách này.
Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về Một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới và Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đều khẳng định cần “mở rộng tranh tụng tại phiên tòa”, coi đây là khâu đột phá của hoạt động tư pháp. Ngoài việc xác định rõ các đặc điểm đặc trưng hiện thời của tố tụng hình sự tại Việt Nam để có những bước đi tiếp theo chắc chắn và đúng đắn, thì cần thiết phải nghiên cứu, đánh giá và đặc biệt là sự chọn lọc những nội dung phù hợp của các mô hình tố tụng hình sự trên thế giới để áp dụng vào thực tiễn Việt Nam. Trong mối liên hệ đó, bài viết giới thiệu một số nội dung cơ bản của tố tụng tranh tụng và tố tụng thẩm vấn trong tư pháp hình sự trên thế giới để cùng tham khảo.
Pháp luật lao động quốc tế bao gồm một hệ thống tiêu chuẩn lao động được thông qua ở cấp độ quốc tế (1). Theo thống kê của Tổ chức Lao động quốc tế (International Labour Organisation - ILO), các tiêu chuẩn lao động quốc tế được chia thành 22 nhóm khác nhau (2). Trong 22 nhóm tiêu chuẩn đó, có những tiêu chuẩn được công nhận rộng rãi như: (i) gắn chặt với quyền của người lao động; (ii) làm nền tảng cho việc bảo đảm, thực thi các tiêu chuẩn lao động quốc tế khác; (iii) mọi quốc gia thành viên của ILO phải tôn trọng và thúc đẩy thực hiện…
Tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác thủy sản trong vùng biển Việt Nam phải tuân theo quy định về danh mục các loài thủy sản bị cấm khai thác; các phương pháp khai thác; khu vực bị cấm khai thác và khu vực bị cấm khai thác có thời hạn.
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com