Tài phán hiến pháp tồn tại ở nhiều nước khác nhau, muôn màu muôn vẻ, nhưng đều có thể xếp vào hai nhóm mô hình: mô hình Hoa Kỳ và mô hình Đức - áo. Tòa án tối cao Liên bang Hoa Kỳ được xem là cơ quan tài phán hiến pháp có quyền lực nhất trên thế giới. Tuy nhiên, mô hình tài phán hiến pháp phổ biến nhất trên thế giới lại thuộc về người Đức. Thông qua việc phân tích bảy đặc trưng của mô hình tài phán hiến pháp Đức, bài viết góp phần lý giải sự thành công của mô hình Đức ở các môi trường chính trị, văn hóa khác nhau, điều mà mô hình Hoa Kỳ không có được.
Trên thế giới có những văn bản quy phạm pháp luật nổi tiếng bởi sự trường tồn của chúng. Đó là những minh chứng sinh động nhất về tính hợp lý của văn bản quy phạm pháp luật, bởi những văn bản quy phạm pháp luật không hợp lý sẽ nhanh chóng bị đời sống thực tiễn loại bỏ. Sự trường tồn ở đây được xét trên hai phương diện: một là chúng có hiệu lực điều chỉnh lâu dài các quan hệ xã hội, hai là có thể chúng không còn hiệu lực trên thực tế nữa nhưng tư tưởng, tinh thần của nó được tiếp thu và thể hiện trong các văn bản quy phạm pháp luật của các đời sau. Một trong những ví dụ điển hình là Bộ luật dân sự Napoleon 1804. Bộ luật này đã tồn tại trên 200 năm và còn giữ được nguyên vẹn trên 1000 điều luật. Nhiều luật gia Pháp gọi đây là Hiến pháp dân sự của Pháp, là giáo đường của pháp luật. Mặc dù đã trải qua hơn 200 năm với nhiều thay đổi, bổ sung, nhưng Bộ luật vẫn giữ nguyên cấu trúc gồm 3 quyển, với 2283 điều.
Trong xã hội hiện đại, với xu thế toàn cầu hóa và hội nhập, những giá trị cao quý nhất - các quyền con người - ngày càng được các nhà nước và xã hội quan tâm và bảo vệ. Do đó, các thiết chế quốc tế được thành lập ra nhằm bảo vệ các quyền con người (CQCN) ngày càng phong phú, đa dạng. Lời nói đầu Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người năm 1948 (được Đại hội đồng Liên hiệp quốc thông qua và công bố theo Nghị quyết số 217A (III) ngày 10/12/1948) đã khẳng định: “Việc thừa nhận phẩm giá vốn có, các quyền bình đẳng và không thể tách rời của mọi thành viên trong gia đình nhân loại là cơ sở cho tự do, công bằng và hòa bình trên thế giới...
Để thu hút hoặc khuyến khích người lao động làm nghề, công việc đòi hỏi trách nhiệm cao hơn hoặc trong điều kiện, môi trường lao động độc hại, nguy hiểm hơn, doanh nghiệp được quyền quy định các khoản phụ cấp lương hoặc áp dụng các chế độ phụ cấp lương do Chính phủ quy định đối với các công ty nhà nước .
Khi xảy ra mất hóa đơn mua hàng bản gốc (liên 2) do hoàn cảnh khách quan như: Thiên tai, hỏa hoạn, bị mất cắp, thì tổ chức, cá nhân phải khai báo, lập biên bản về số hóa đơn bị mất, lý do mất có xác nhận của cơ quan thuế hoặc công an địa phương.
Thời gian qua, khủng hoảng hệ thống tài chính - ngân hàng (TCNH) khởi đầu từ nước Mỹ bởi hoạt động cho vay dưới chuẩn của các ngân hàng thương mại, đã lan toả sang một loạt các nước Anh, Đức, Pháp, Trung Quốc, Nga... Các ngân hàng Việt Nam cũng không tránh khỏi những “cơn sốc tài chính” và theo qui luật tất yếu, cũng đứng trước các nguy cơ “phá sản như” nhiều ngân hàng nước ngoài. Để hạn chế sự tác động của khủng hoảng tài chính thế giới, bảo đảm hệ thống ngân hàng hoạt động an toàn, hiệu quả,
Cũng giống như thể chế chính trị, hệ thống bầu cử của các nước trên thế giới rất phong phú và đa dạng[1]. Căn cứ vào cách thức (phương thức) “chuyển hóa” từ những lá phiếu của cử tri thành “các ghế” trong các cơ quan dân cử[2], có thể tạm chia hệ thống bầu cử của các nước thành ba hệ thống lớn: hệ thống theo đa số (plurality/majority systems); hệ thống tỷ lệ (proportional systems) và hệ thống hỗn hợp (mixed systems).
Quyền tiếp cận thông tin là một quyền quan trọng của con người, được đề cập trong Tuyên ngôn thế giới về quyền con người năm 1948 và Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966. ở nước ta, quyền này của công dân cũng được thừa nhận trong Điều 69 của Hiến pháp năm 1992 và được cụ thể hóa trong nhiều văn bản pháp luật. Tuy nhiên, do được quy định tản mạn trong nhiều văn bản pháp luật nên quyền tiếp cận thông tin của công dân chưa được bảo đảm. Điều này có thể thấy ở nhiều lĩnh vực, trong đó có các giao dịch dân sự liên quan đến quyền sử dụng đất.
Đối với hợp đồng thương mại quốc tế, khi xảy ra hành vi vi phạm hợp đồng, một trong những chế tài được áp dụng phổ biến là bồi thường thiệt hại (1). Luật Thương mại Việt Nam 1997 và 2005 đều dành điều khoản (Điều 229 Luật 1997 và Điều 320 Luật 2005) để quy định vấn đề này.
Thứ nhất, thủ tục trưng cầu ý dân tạo cho hoạt động trưng cầu ý dân được thực hiện trên một quy trình hợp pháp, công khai và dân chủ.
Các nhóm lợi ích và “vận động hành lang” còn chưa phổ biến ở nước ta, và nhiều khi những khái niệm này được hiểu theo nghĩa tiêu cực. Tuy nhiên, cần hiểu rõ ý nghĩa của các hoạt động vận động hành lang gắn liền với hoạt động của các nhóm lợi ích trong nền chính trị Mỹ để có thể áp dụng trong quan hệ thương mại song phương, nhất là qua các vụ tranh chấp thương mại quốc tế.
Xây dựng Luật Lý lịch tư pháp (LLTP) là một vấn đề rất mới ở Việt Nam và tương đối phức tạp. Do vậy, tham khảo pháp luật về LLTP của nước ngoài là điều cần thiết. Từ đó, chúng ta tiếp thu những yếu tố hợp lý, vận dụng có chọn lọc phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam.
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com