Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Quy định chi tiết về chi phí trước thuế (P1)

Bữa ăn giữa ca của công nhân được tính vào chi phí hợp lý của DN
Mới đây, chúng tôi nhận được bài viết của chuyên gia thuế Nguyễn Khúc Nga về cách tính đúng theo TT số 130/2008 và hướng dẫn mới bổ sung tại Thông tư số 18/2011 về chi phí hợp lý.

Lâu nay, kỳ tính thuế TNDN được quy định theo năm dương lịch phù hợp với số đông. Nhằm tạo thuận lợi cho DN làm tốt công tác hạch toán, điều hành, nhất là DN hoạt động trên phạm vi rộng, cả trong nước và nước ngoài... TT số 18/2011 trao cho DN quyền áp dụng, hoặc chuyển đổi sang kỳ tính thuế theo năm tài chính khác với năm dương lịch chỉ cần bảo đảm nguyên tắc đơn giản là kỳ tính thuế của năm chuyển đổi không vượt quá 12 tháng. Ví dụ, một DN quyết định từ năm 2011 sẽ chuyển đổi kỳ tính thuế từ năm dương lịch sang năm tài chính mới (bắt đầu từ ngày 01 tháng 4 đến ngày 31 tháng 3 của năm sau) thì kỳ tính thuế của năm chuyển đổi sẽ được tính từ ngày 01/01/2011 đến hết 31/03/2011 và kỳ tính thuế của năm tài chính tiếp theo được tính từ 01/04/2011 đến hết 31/03/2012. Điều cần nhấn mạnh ở đây là với những DN được hưởng ưu đãi về thuế suất hoặc thời gian miễn, giảm thuế thì việc chuyển đổi này không bị ảnh hưởng vì thuế TNDN là loại thuế tính theo năm. Quy định của Luật thuế luôn phù hợp với thực tế cuộc sống và thông lệ chung là 1 năm bao gồm 12 tháng.

Bên cạnh đó, kể từ khi Luật thuế TNDN có hiệu lực đã không tồn tại quy định về chi phí hợp lý hợp lệ. Cộng đồng DN đã quen thuộc với việc được tự mình kê khai tất cả khoản chi thực tế liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) của DN vào chi phí được trừ trước khi tính thuế. Điểm đáng lưu ý là những khoản chi thực tế không thuộc 31 khoản quy định tại khoản 2, mục IV, phần C của Thông tư số 130/2008, có đủ hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật và thì mặc nhiên DN được trừ toàn bộ. Chứng từ không nhất thiết phải là hoá đơn đỏ mà ngược lại, hoá đơn chỉ là 1 loại chứng từ liên quan đến giao dịch mua bán hàng hoá, dịch vụ. Tiếp tục quan điểm tư tưởng thông thoáng này và tạo thuận lợi cho DN giảm bớt thủ tục giấy tờ, tránh việc có cách hiểu khác nhau giữa cơ quan có chức năng thanh tra, kiểm tra, kiểm toán DN, TT số 18/2011 hướng dẫn cụ thể thêm về 10 khoản chi dưới đây:

1. Về các khoản tổn thất về tài sản, hàng hoá do thiên tai, dịch bệnh, hoả hoạn được tính vào chi phí. Nguyên tắc chung là DN phải tham gia bảo hiểm để phòng ngừa rủi ro (ví dụ bảo hiểm cháy nổ), trường hợp không may xảy ra thiệt hại thì sẽ được DN bảo hiểm bồi thường. Thực tế cho thấy bồi thường của bảo hiểm thường thấp hơn thực tế thiệt hại, do đó phần chênh lệch thiếu hụt đó DN được tính vào chi phí được trừ sau khi đã tính toán phân bổ trách nhiệm cho những tổ chức, cá nhân có liên quan. Các loại giấy tờ là chứng từ hạch toán được thể hiện trong điểm 2.a.1 của Điều 1, TT số 18/2011.

2. Hàng hoá bị hư hỏng do hết hạn sử dụng:

Lâu nay, DN thường bị lép vế đối với trường hợp này với lý do rất đơn giản là DN phải tính toán mua, bán, dự trữ hàng hoá đủ dùng, quá hạn dùng rồi thì DN phải chịu. Thực tế thường xảy ra những thiệt hại về hàng hoá bị hư hỏng do thay đổi quá trình sinh hoá tự nhiên, hàng ”quá đát” và đây là điều không ai mong muốn cả. Tháo gỡ bức xúc lâu nay, tại điển 2.a.2 của Điều 1 TT số 18/2011 có quy định DN chủ động xây dựng định mức, trách nhiệm giải trình và những nội dung được tính vào chi phí.

3- Trích khấu hao tài sản cố định (TSCĐ): DN chủ động lựa chọn phương pháp trích khấu hao và thông báo cho cơ quan Thuế (không phải xin, không phải đăng ký và không phải xét duyệt). Đề phòng rủi ro khi thanh tra, kiểm toán bắt bẻ về thủ tục, có lẽ DN nên làm việc thông báo này trong nội dung của tờ khai thuế của quý đầu tiên trong năm và thuyết minh rõ trong báo cáo tài chính năm, tờ khai thuế của kỳ quyết toán.

Đối với tài sản cố định phải tạm dừng do sản xuất theo mùa vụ, hoặc do phải tháo lắp để di chuyển (cần cẩu máy trong xây dựng) thì trong thời gian không hoạt động do các nguyên nhân này, DN vẫn được trích khấu hao để tính vào chi phí. DN cần phải có văn bản thông báo gửi cơ quan Thuế, nêu rõ lý do (điểm 2.b, Điều 1 của TT 18/2011).

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Giám đốc chi nhánh của công ty có quyền đại diện không?
  • Người mua có dấu hiệu vi phạm : Được hủy hợp đồng ?
  • Hợp đồng khung và Công ước Viên
  • Doanh nghiệp không có trách nhiệm thành lập công đoàn
  • Gửi ngoại tệ, có được rút bằng ngoại tệ?
  • Chống USD hóa không xóa quyền tài sản
  • Lệ phí đăng ký nuôi con nuôi trong nước là 400.000đ/trường hợp
  • Thuế TNCN với thu nhập làm thêm giờ của giáo viên
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%