Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bất cập…taxi Hải Phòng?

Taxi ở Hải Phòng nhìn bề ngoài khó phân biệt thật - giả

Lực lượng taxi Hải Phòng được đánh giá là hùng hậu so với nhiều tỉnh thành khác trên toàn quốc. Số lượng xe nhiều, tuổi đời xe trẻ (không quá 5 năm) , 90% xe được lắp hộp đen... Tuy nhiên, số lượng chưa đi cùng với chất lượng... Nhiều hiện tượng “khó coi” trong hoạt động taxi vẫn diễn ra hàng ngày tại các điểm đón, trả khách công cộng....

Lập lờ giả thật 

Từ năm 2008 đến nay, trên địa bàn Hải Phòng, taxi phát triển khá nhanh cả về phương tiện lẫn quy mô DN. Nếu tháng 10/2010, có 26 DN kinh doanh taxi với 1.663 đầu xe, thì đến tháng 6/2011 đã tăng lên…1.843 đầu xe! Quy mô của các DN không ngừng mở rộng: Cty CPVTTM&DV Đất Cảng năm 2010 có 150 đầu xe, đến nay tăng lên 190 xe, công ty CP Én Vàng Quốc tế năm 2010 có 180 đầu xe, nay tăng lên …227 đầu xe! Mỗi năm, hoạt động taxi trung bình phục vụ khoảng 50-70 triệu lượt khách. Điều đó, chứng tỏ nhu cầu taxi của người dân rất lớn. Tuy nhiên, sự phát triển ồ ạt về số lượng, nhưng chất lượng dịch vụ của ngành thì thật… buồn thay!

Chị Nguyễn Thị Hương - người bị dính “bẫy taxi dù” kể lại: “Sau chuyến du lịch Cát Bà, ra khỏi bến Bính, tôi chọn ngay một chiếc taxi có logo, số điện thoại, có “mào” taxi  đậu gần đó. Nhưng khi chuyển đồ lên xe xong, thì hỡi ơi, taxi không có đồng hồ, và tiền cước được tài xế ra giá là… 50.000VNĐ cho 2km”.

Thực tế này không chỉ diễn ra ở bến Bính mà ở nhà ga, sân bay hay bất kỳ nơi nào có nhiều hành khách đi lại đều dễ dàng bắt gặp. Nói về điều này, ông Nguyễn Quang Hiếu - Trưởng phòng GTVT, Sở GTVT Hải Phòng lý giải: “Phần lớn những điểm đậu đỗ này, do DN trả tiền cho một đơn vị quản lý, đôi khi tài xế vẫn phải trả 10.000-20.000VNĐ/“cuốc”. Vì vậy, với những tài xế chính hãng, họ không muốn vào vì phải mất tiền… “cuốc”!  Trong khi đối với xe dù, họ đi cuốc nào tính tiền luôn cuốc đó và không phải ăn chia với ai, nên mất thêm 10-15.000VNĐ/chuyến họ cũng không ngần ngại. Thế nên mới có kiểu, xe dù thì đậu ngay “điểm đẹp” còn xe chính hãng thì ở tận tít ngoài đường xa”.

Gặp xe dù đã buồn nhưng với xe chính hãng đôi khi cũng chẳng vui gì(?) Tại ga Hải Phòng, nhiều hành khách rất bất bình khi một số tài xế của hãng Mai Linh Hải Phòng kén chọn khách. Anh Nguyễn Anh Tuấn phàn nàn, đồ đạc thậm chí là người đã yên vị trên xe, nhưng vẫn bị tài xế “mời” xuống vì lộ trình quá… ngắn(!?)

Câu chuyện này được giám đốc Mai Linh Hải Phòng Hồ Xuân Mùi giải thích: “Hãng kiên quyết xử lý những trường hợp tài xế từ chối khách, nhưng đôi khi vì quyền lợi kinh tế mà tài xế quên đi uy tín, thương hiệu của DN. Tuy nhiên, để xử lý được thì phải có khiếu kiện của khách hàng với những thông tin đầy đủ như: số xe, mã hiệu của xe.... Nhưng thường thì khách hàng sau khi bực bội xong cũng bỏ đó vì nhiều lý do nên chẳng nhớ được dấu hiệu gì để mà phản ánh.”  

Bất cập trong quản lý”:

Trong nội thành Hải Phòng, hiện có 13 điểm đậu taxi công cộng có thu tiền do công ty CP đô thị Hải Phòng quản lý. Nhưng mỗi điểm chỉ đỗ được từ 5-10 xe nên chỉ đáp ứng 10% lượng xe. Trong khi đặc thù của hoạt động taxi là phải đậu gần khu trung tâm và là nơi tập trung đông dân cư, cơ quan... Vì vậy, theo ông Khúc Hữu Thanh Hải - giám đốc công ty CP VTTM&DV Đất Cảng thì “phần lớn xe taxi tại Hải Phòng phải trốn trong hẻm hoặc những nơi xa trung tâm”. Bản thân DN ông trước đây cũng mua điểm đậu của công ty CP đô thị Hải Phòng nhưng hoạt động không hiệu quả nên từ đầu năm đến nay, DN này tập kết xe tại các bãi xe ở ngoại thành.

Theo Sở GTVT Hải Phòng, hiện nay thành phố đã tận dụng lòng lề đường tại một số tuyến giao thông nội đô để cho đậu đỗ xe. Tuy nhiên trên thực tế, tại những tuyến đường này phần lớn là xe gia đình, còn taxi thì rất khó tìm thấy. Các DN chia sẻ: “Nói là xã hội hóa lòng lề đường, nhưng bản thân DN taxi vẫn chưa biết họ có thể mua điểm đậu ở đó hay không?”

Được biết mỗi năm , Sở GTVT đều có các cuộc kiểm tra DN, kiểm tra thực địa để hạn chế xe “dù”. Tuy nhiên, so với lực lượng xe “dù” với các hình thức hoạt động vô cùng tinh vi thì các cuộc kiểm tra của cơ quan quản lý chỉ là… muối bỏ bể ! Thực tế, rất nhiều xe có hình thức bên ngoài là taxi nhưng bên trong lại không phải là taxi(?) vẫn ngang nhiên đậu và hoạt động ngay gần trụ sở của cơ quan chức năng.

Hiện nay, đa phần các hãng xe đều áp dụng hình thức “xe thương quyền”. Đó là hãng taxi bán xe cho tài xế nhưng vẫn cho sử dụng tổng đài, thương hiệu... của hãng. Về lý thuyết, đây là hoạt động có hiệu quả. Nếu tài xế thực hiện đúng theo nguyên tắc và uy tín của DN, tài xế được làm chủ phương tiện của mình và có trách nhiệm hơn đối với việc phục vụ khách. Tuy nhiên, tại Hải Phòng, những xe chê khách,“chém đẹp” khách hàng, hoặc giá cước chênh lệch nhau cho dù xe cùng một hãng, cùng tuyến đường thường rơi vào các tài xế...“xe thương quyền”?

Ông Hồ Xuân Mùi -giám đốc hãng Mai Linh Hải Phòng cho biết: “Khi thực hiện xe thương quyền, công ty làm hợp đồng, nếu xe nào vi phạm hợp đồng sẽ bị kiểm điểm, vi phạm nặng có thể bị thu hồi xe, trả lại tiền cho người mua hoặc thu hồi thương hiệu, tổng đài, khai trừ ra khỏi hãng... Tuy nhiên, trên thực tế các hãng rất khó kiểm soát. Tài xế có nhiều lý do để thường xuyên không mang xe về bãi kiểm tra như: xe bị trục trặc, tài xế bị bệnh, gia đình có việc cần sử dụng xe... Vì vậy, đã có nhiều trường hợp người quản lý xe giao xe cho người khác chạy không tuân thủ điều lệ, nội quy của công ty.”

Theo Pháp lệnh Đo lường và Quyết định của Bộ KHCN&MT quy định, tất cả các phương tiện đều phải được kiểm định trước khi đưa vào sử dụng để đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng. Việc kiểm định này phải được tiến hành theo chu kỳ, nghĩa là hết hạn 1 năm các hãng taxi phải tiến hành tái kiểm định. “Tuy nhiên, đối với các DN taxi Hải Phòng, mỗi đợt kiểm định là một… cực hình! Việc quá tải tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trong các lần kiểm định taxi là chuyện thường ngày, có những DN, đăng ký sau 20 ngày vẫn chưa thể kiểm định được. Trong thời gian đó, khách hàng gọi xe không chạy thì lần sau họ không tìm đến mình nữa, còn nếu tiếp tục lăn bánh thì lại vi phạm các quy định pháp luật”- Giám đốc một DN than thở.

Một cán bộ Hiệp hội taxi thành phố cho rằng: “Để lành mạnh hóa mạnh hoạt động ngành taxi, DN là một phần nhưng chính các cơ quan quản lý cũng cần có những biện pháp, tầm nhìn trong quy hoạch giao thông Hải Phòng.”

(dddn)

  • “Không nên có nhiều công ty định mức tín nhiệm”
  • Doanh nghiệp muốn nộp thuế đất cũng khó
  • Kinh doanh du thuyền trên vịnh Hạ Long: “Mắc cạn” vì... hướng dẫn
  • Doanh nghiệp trọng tòa hơn trọng tài
  • Nhiều kẽ hở từ dự thảo Luật Hải quan
  • Gỡ vướng Thông tư 21 về kinh doanh thực phẩm đông lạnh tạm nhập, tái xuất
  • Kiện Mỹ ra WTO: Thông điệp của Việt Nam
  • Nhân việc rà soát lại Luật Doanh nghiệp: Bỏ TNHH được không?
  • Thế nào là then chốt?
  • Rà soát Luật Hải quan: Từ “người gác cổng”...
  • Luật chuyên ngành "gặm nhấm" Luật Doanh nghiệp
  • Kiểm tra sau thông quan : Chính sách không rõ, hải quan bó tay
  • Luật Đầu tư: Nhiều rào cản doanh nghiệp
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%