Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Gỡ vướng Thông tư 21 về kinh doanh thực phẩm đông lạnh tạm nhập, tái xuất

Thực phẩm đông lạnh bị ứ đọng tại cảng trong năm 2010

Ngày 21/9, Tổng cục Hải quan nhận được Công văn số 8672/BCT-XNK của Bộ Công Thương hướng dẫn xử lý vướng mắc thực phẩm đông lạnh tạm nhập tái xuất.

Trong quá trình thực hiện Thông tư 21/2011/TT-BCT, một số Cục Hải quan đã gặp phải vướng mắc khi thực hiện Điều 8 và Điều 10 Thông tư này. 
 
Đối với vướng mắc khi thực hiện Điều 8, theo hướng dẫn của Bộ Công Thương thì thương nhân có mã số tạm nhập tái xuất mới được gửi hàng thực phẩm đông lạnh vào kho ngoại quan tại các tỉnh biên giới. Trường hợp thương nhân không có mã số tạm nhập tái xuất gửi hàng thực phẩm đông lạnh vào kho ngoại quan ngoài các tỉnh biên giới được thực hiện theo quy định hiện hành, không chịu sử điều chỉnh của Thông tư số 21/2011/TT-BCT. Tuy nhiên, nếu thương nhân tái xuất qua các tỉnh biên giới phía Bắc thì phải thực hiện theo quy định của Thông tư 21/2011/TT-BCT.

Điều 10 Thông tư số 21/2011/TT-BCT quy định: “sau 45 ngày, kể từ ngày tạm nhập nhưng chưa tái xuất được thì cơ quan Hải quan không làm thủ tục tạm nhập cho lô hàng thực phẩm đông lạnh tiếp theo của thương nhân”. Như vậy, ngày tạm nhập ở đây là ngày làm thủ tục tạm nhập.

Việc Bộ Công Thương ban hành Thông tư 21/2011/TT-BCT được xem là một giải pháp nhằm siết chặt quản lý doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập, tái xuất thực phẩm đông lạnh vì theo Tổng cục Hải quan, trong năm 2010 vừa tình hình hàng hóa tạm nhập-tái xuất diễn biến phức tạp do những lo ngại về nguy cơ ùn tắc hàng hóa, cản trở thương mại quốc tế, thẩm lậu hàng hóa cấm, gây ô nhiễm môi trường.

Năm 2010, đã xảy ra tình trạng hàng ngàn container thực phẩm đông lạnh bị ùn ứ tại các cảng lớn nhất khu vực phía Bắc là cảng Hải Phòng và Quảng Ninh. Nhiều cơ quan, Bộ ngành đã phải vào cuộc để xử lý tình trạng này. Sở dĩ, có tình trạng ùn ứ thực phẩm đông lạnh là do các doanh nghiệp tạm nhập hàng về Việt Nam để tìm thị trường xuất khẩu sang Trung Quốc. Tuy nhiên, do nhu cầu tiêu dùng thực phẩm đông lạnh của người dân Trung Quốc giảm cũng như các chính sách tăng cường kiểm soát hàng nhập khẩu của phía nước bạn dẫn đến hàng đã về Việt Nam nhưng không thể xuất khẩu được. Nhiều lô hàng bị ứ đọng lâu giảm chất lượng, hư hỏng có khả năng gây ô nhiễm môi trường nặng. Một số doanh nghiệp nhỏ, làm ăn “chụp giật” đã sử dụng bài “bỏ của chạy lấy người” giải thể doanh nghiệp và vứt bỏ hàng tại cảng gây khó khăn cho cơ quan chức năng trong quá trình xử lý số hàng tồn đọng này.

(dddn)

  • “Không nên có nhiều công ty định mức tín nhiệm”
  • Doanh nghiệp muốn nộp thuế đất cũng khó
  • Kinh doanh du thuyền trên vịnh Hạ Long: “Mắc cạn” vì... hướng dẫn
  • Doanh nghiệp trọng tòa hơn trọng tài
  • Nhiều kẽ hở từ dự thảo Luật Hải quan
  • Kiện Mỹ ra WTO: Thông điệp của Việt Nam
  • Nhân việc rà soát lại Luật Doanh nghiệp: Bỏ TNHH được không?
  • Thế nào là then chốt?
  • Rà soát Luật Hải quan: Từ “người gác cổng”...
  • Luật chuyên ngành "gặm nhấm" Luật Doanh nghiệp
  • Kiểm tra sau thông quan : Chính sách không rõ, hải quan bó tay
  • Luật Đầu tư: Nhiều rào cản doanh nghiệp
  • Khó chặn buôn lậu, hàng giả do thuốc chưa đủ liều!
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%