Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

TP thuộc tỉnh phải có mật độ dân số nội thành tối thiểu 6.000 người/km2

Đây là một trong những tiêu chuẩn thành lập thành phố thuộc tỉnh được Bộ Nội vụ đề xuất tại dự thảo Nghị định về thành lập đơn vị hành chính đô thị (ĐVHCĐT).

 Một góc TP Hải Dương - Tỉnh Hải Dương

Theo dự thảo này, TP thuộc tỉnh phải là trung tâm tỉnh lỵ, trung tâm tổng hợp cấp tỉnh, đầu mối giao thông, giao lưu trong tỉnh hoặc đô thị thuộc tỉnh, trung tâm chuyên ngành của vùng liên tỉnh, đầu mối giao thông, giao lưu của vùng liên tỉnh. Có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của một vùng trong tỉnh, một tỉnh hoặc một số lĩnh vực đối với vùng liên tỉnh.

Ngoài ra, TP thuộc tỉnh cũng cần đáp ứng một số tiêu chuẩn khác như: Được thành lập trên cơ sở đô thị đã được cấp có thẩm quyền công nhận là đô thị loại III trở lên; quy mô dân số đạt 100.000 người trở lên; tỷ lệ lao động phi nông nghiệp nội thành đạt 80% trở lên; tỷ trọng công nghiệp – xây dựng, thương mại – dịch vụ – du lịch trong cơ cấu kinh tế đạt tối thiểu 80%…

Quy định chi tiết tiêu chuẩn thị xã thuộc tỉnh

Dự thảo cũng nêu chi tiết tiêu chuẩn thị xã thuộc tỉnh, thị xã thuộc TP trực thuộc Trung ương. Cụ thể là: Phải có thị trấn đã được cấp có thẩm quyền công nhận là đô thị loại IV; quy mô dân số tối thiểu là 50.000 người; mật độ dân số nội thị đạt 4.000 người/km2 trở lên; tỷ lệ lao động phi nông nghiệp nội thị đạt 75% trở lên; tỷ trọng công nghiệp – xây dựng, thương mại – dịch vụ – du lịch trong cơ cấu kinh tế tối thiểu đạt 75%; tỷ lệ số phường trên tổng số đơn vị hành chính trực thuộc dự kiến thành lập đạt 1/2 trở lên…

So với các thị xã nêu trên, các quận thuộc TP trực thuộc Trung ương có tiêu chuẩn về mật độ dân số cao hơn, tối thiểu là 10.000 người/km2. Các tiêu chuẩn về tỷ lệ lao động phi nông nghiệp, tỷ trọng công nghiệp – xây dựng, thương mại - dịch vụ - du lịch trong cơ cấu kinh tế cũng cao hơn, đạt 90% trở lên.

Trình tự thành lập đơn vị hành chính đô thị

Theo dự thảo, UBND cấp huyện, theo sự chỉ đạo của UBND cấp tỉnh, sẽ lập Đề án thành lập ĐVHCĐT; tiến hành lấy ý kiến cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trước khi trình HĐND cùng cấp thông qua và trình UBND cấp tỉnh.

UBND cấp tỉnh trên cơ sở ý kiến thẩm định của Sở Nội vụ trình HĐND cùng cấp thông qua trước khi trình Chính phủ xem xét, quyết định.

Bộ Nội vụ có trách nhiệm tổ chức thẩm định hồ sơ thành lập ĐVHCĐT trình Chính phủ xem xét, quyết định việc thành lập ĐVHCĐT.

(Theo Thanh Hoài // Tin Chính phủ)

  • “Không nên có nhiều công ty định mức tín nhiệm”
  • Doanh nghiệp muốn nộp thuế đất cũng khó
  • Kinh doanh du thuyền trên vịnh Hạ Long: “Mắc cạn” vì... hướng dẫn
  • Doanh nghiệp trọng tòa hơn trọng tài
  • Nhiều kẽ hở từ dự thảo Luật Hải quan
  • Đường đi của tờ rơi
  • “Luật chơi”… thị trường
  • Dự kiến một số thay đổi trong nội dung văn bằng, chứng chỉ
  • Chống rửa tiền: không đáng quan trọng hóa
  • Đăng ký giá vẫn không thể kiểm soát giá sữa
  • Dân cứ kiện, tòa cứ việc... không thụ lý!
  • Thí điểm bảo hiểm tín dụng xuất khẩu
  • Doanh nghiệp FDI : Những thủ thuật “né” thuế
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%