Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Các biện pháp phòng vệ chống bán phá giá, chống trợ cấp : VN sẵn sàng đối mặt với các vụ kiện

Trong thời gian tới nguy cơ về số vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp liên quan đến hàng hóa XK của VN sẽ tăng cao. Đây là cảnh báo của nhiều chuyên gia tại buổi tọa đàm "Các vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp liên quan đến XK VN” do VCCI và Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương) tổ chức ngày 10/3/2010.

Giày mũi da VN - một trong các mặt hàng phải đối diện với vụ kiện chống bán phá giá

Các DN VN cần phải làm gì để sẵn sàng đối mặt với các vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp ? Câu hỏi này đã được đưa ra và giải đáp phần nào ngay tại buổi tọa đàm.

Sẵn sàng với các vụ kiện

Theo LS Trần Hữu Huỳnh – Phó Tổng Thư ký, kiêm Trưởng Ban Pháp chế VCCI: Các vụ kiện có thể sẽ không chỉ diễn ra ở các mặt hàng truyền thống, thị trường truyền thống mà diễn ra ở nhiều mặt hàng và trên nhiều thị trường khác. Chính vì vậy, các hiệp hội DN và các DN cần phối hợp và có tiếng nói chung trong chiến lược XK. Đối với DN, không nên chú trọng sản xuất và XK hàng giá rẻ. Nếu thấy có nguy cơ bị kiện chống bán phá giá, hay chống trợ cấp phải chuẩn bị sẵn các điều kiện như hồ sơ sổ sách kế toán, cơ sở pháp lý cũng như sự phối hợp chặt chẽ giữa các DN cùng ngành nghề để chuẩn bị theo kiện. Các hiệp hội DN cũng cần phải chủ động hướng dẫn DN về các điều kiện pháp lý, cũng như tập hợp các DN để đưa ra các biện pháp phòng vệ tích cực. Vai trò của hiệp hội DN hơn lúc nào hết cần được thể hiện rõ trong trường hợp có khiếu kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp.

Theo LS Huỳnh, về phía Chính phủ cũng cần rà soát lại toàn bộ những chính sách có thể bị đối tác quy thành trợ cấp như giá thuê đất, lãi suất ngân hàng... Bên cạnh đó, Chính phủ có thể xem xét, nghiên cứu để khởi kiện lại các đối tác căn cứ từ các quy định của WTO, nếu các quy định áp thuế cho hàng XK VN quá cao. Đây là điều chỉ có Chính phủ mới làm được.

TS Peter John Koenig - Luật sư cao cấp của Hãng luật Squire Sanders (Hoa Kỳ) đã đưa ra một số lưu ý khi các DN VN phải đối diện với các vụ kiện chống bán phá giá và chống trợ cấp tại Mỹ. Trước tiên phải nói tới vai trò của Bộ Thương mại Mỹ. Đây là cơ quan có thể đưa ra những quyết định độc lập về áp thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với hàng hóa NK vào Mỹ. VN, Trung Quốc và một số nền kinh tế khác vẫn bị Bộ Thương mại Mỹ coi là nền kinh tế phi thị trường. Do đó, việc khởi kiện các hàng hóa VN XK sang thị trường Mỹ và áp dụng thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp luôn luôn có thể xảy ra. Khi bị khởi kiện, Bộ Thương mại Mỹ thường căn cứ tham chiếu từ các thị trường tương tự như VN về giá thuê đất, lãi suất ngân hàng, các yếu tố cấu thành giá trị sản phẩm... để đưa ra phán quyết hàng hóa VN có phá giá trị trường không, có được trợ cấp không? Ngoài ra, khi XK hàng hóa vào thị trường Mỹ, các DN VN cũng cần lưu ý đối với các mặt hàng giá rẻ hoặc gây ảnh hưởng, thiệt hại tới sản xuất của các DN Mỹ. Đây là những mặt hàng có nguy cơ bị khởi kiện cao. TS Peter John Koenig cũng tỏ ra bất bình trước việc Bộ Thương mại Mỹ coi VN là nền kinh tế phi thị trường. Trong khi đáng ra phải coi VN là nền kinh tế định hướng thị trường.

Chủ động để thắng kiện

Nếu được chuẩn bị kỹ VN vẫn có thể là người thắng kiện. Vụ kiện túi bán phá giá túi PE là một ví dụ. Thông qua các số liệu giải trình, Bộ Thương mại Mỹ đã phải bác bỏ 31 trên 34 lý do chống bán phá giá của DN Mỹ đưa ra đối với DN VN. Dự kiến ngày 18/3/2010, Bộ Thương mại Mỹ sẽ đưa ra quyết định cuối cùng về sản phẩm túi PE của VN. Theo bà Chi Mai – Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công Thương, sản phẩm túi PE của VN có thể bị áp dụng mức thuế trung bình khoảng 2,7%. (đây mà mức thuế khá thấp – nhận xét của một chuyên gia pháp luật Mỹ).

Cũng theo đại diện Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương), việc tham vấn giữa VN và Hoa Kỳ về vụ kiện chống bán phái giá tôm sẽ được diễn ra vào ngày 23/3/2010. Đây là vụ kiện mà VN là nguyên đơn kiện Hoa Kỳ theo phương pháp quy về 0 (zeroing) sử dụng trong tính toán biên độ phá giá. Có nghĩa là nhiều mặt hàng VN XK vào Mỹ giá cao cũng cần được tính biên độ phá giá là âm, chứ không thể giá cao đều coi là không bán phá giá. Những mặt hàng có biên độ phá giá cao là (âm) sẽ bù lại những mặt hàng có giá thấp, biên độ phá giá (dương). Như vậy, nhiều mặt hàng của VN có giá thấp cũng không thể bị coi là bán phá giá.

Nhiều quốc gia khác như các nước EU, Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan.... cũng đã từng khởi kiện đối với Hoa Kỳ xoay quanh việc áp dụng phương pháp qui về 0, theo quy định biên độ phá giá của WTO. Không ít quốc gia đã thắng kiện. Tuy nhiên, Bộ Thương mại Mỹ chỉ áp dụng phương pháp quy về 0 này đối với quốc gia nào khởi kiện mình. VN hoàn toàn có thể thắng kiện nếu chuẩn bị đầy đủ các điều kiện pháp lý cần thiết. Đồng thời, đây cũng là việc các bên đều phải làm tốt vai trò của mình từ DN, hiệp hội DN và cả Chính phủ - LS Trần Hữu Huỳnh khẳng định.

(Theo Bá Tú // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • “Không nên có nhiều công ty định mức tín nhiệm”
  • Doanh nghiệp muốn nộp thuế đất cũng khó
  • Kinh doanh du thuyền trên vịnh Hạ Long: “Mắc cạn” vì... hướng dẫn
  • Doanh nghiệp trọng tòa hơn trọng tài
  • Nhiều kẽ hở từ dự thảo Luật Hải quan
  • Giá sữa có giảm trong thời gian tới?
  • Dự thảo luật Công đoàn: Chủ DN... bị ép!
  • Khắc phục những bất cập trong quản lý phương tiện đường thủy nội địa
  • Giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế: Doanh nghiệp còn lúng túng
  • Dự thảo Luật Thuế môi trường: Điều tiết hành vi sản xuất
  • Buôn bán động vật hoang dã - Thuốc trị chưa đặc hiệu
  • Trở lại vụ “bức tử” rừng ở Quảng Nam: Có bao che phá rừng?
  • Chồng chéo thuế và phí
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%