Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Chồng chéo thuế và phí

Bộ Tài chính đang tổ chức góp ý dự thảo thu thuế môi trường. Theo đó, nếu dự thảo được Quốc hội thông qua vào tháng 10-2011 thì đến đầu năm 2012 sẽ áp dụng thu thuế trước đối với 5 loại mặt hàng: xăng dầu, than (trừ than bùn), chất làm lạnh chứa hydro-cloro-fluoro-carbon, túi ni lông (trừ túi ni lông sinh học) và thuốc bảo vệ thực vật.

Mức thuế được tính căn cứ vào số lượng, đơn vị hàng hóa khai thác, sản xuất hay nhập khẩu, có thể dao động từ 1.000 – 4.000 đồng/lít xăng, dầu diesel từ 500 – 2.000 đồng/lít, 6.000 – 30.000 đồng/tấn than, 20.000 – 30.000 đồng/kg túi ni lông và 1.000 – 5.000 đồng/kg thuốc bảo vệ thực vật.

Tuy nhiên, theo ý kiến nhiều chuyên gia môi trường, cách tính thuế như dự thảo đưa ra hoàn toàn không hợp lý và không phù hợp với đặc thù lĩnh vực môi trường. Đơn cử, việc thu thuế môi trường nên dựa trên khối lượng chất thải phát sinh từ hoạt động kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp đó, chứ không nên dựa trên khối lượng sản phẩm do người tiêu dùng sử dụng. Vì nếu làm như vậy việc đánh thuế sẽ trực tiếp móc túi tiền người tiêu dùng thay vì nhà sản xuất. Mặt khác, nếu áp dụng biện pháp thu thuế môi trường cần phải tính toán đến các loại phí môi trường đang được triển khai từ năm 2004 đến nay như phí nước thải, khí thải…

Cụ  thể, trong quá trình sản xuất, tùy theo mức độ ô nhiễm do doanh nghiệp gây ra có trong nước thải và khí thải mà doanh nghiệp phải đóng phí môi trường cho chính quyền địa phương. Cách thức thu phí này hoàn toàn hợp lý, đánh vào yếu tố kinh tế doanh nghiệp và đúng với mục đích: đối tượng gây ô nhiễm phải trả tiền xử lý. Do đó, theo các chuyên gia và quản lý trong lĩnh vực môi trường, cần thiết nên sáp nhập giữa phí và thuế môi trường để tránh chồng chéo. Đồng thời, giảm bớt gánh nặng lên túi tiền của người dân và doanh nghiệp. Đồng thời, sẽ khuyến khích được doanh nghiệp tăng cường đầu tư công nghệ sản xuất sạch để giảm thiểu chất thải phát sinh trong hoạt động sản xuất.

Có thể nói, việc thu phí hoặc thu thuế môi trường là cần thiết nhằm tái đầu tư cho các hoạt động xử lý, bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, Bộ Tài chính cần xem lại các yếu tố như đối tượng nộp thuế, mức thuế và cách thức áp dụng để đảm bảo người gây ô nhiễm phải nộp tiền xử lý ô nhiễm.

(Theo MINH XUÂN // SGGP Online)

  • “Không nên có nhiều công ty định mức tín nhiệm”
  • Doanh nghiệp muốn nộp thuế đất cũng khó
  • Kinh doanh du thuyền trên vịnh Hạ Long: “Mắc cạn” vì... hướng dẫn
  • Doanh nghiệp trọng tòa hơn trọng tài
  • Nhiều kẽ hở từ dự thảo Luật Hải quan
  • Hoạt động xuất khẩu lao động ở Việt Nam: Thực trạng và một số khuyến nghị
  • Năm 2010: Nguy cơ tăng cao số vụ kiện chống bán phá giá
  • Cần làm rõ một số điểm
  • Căn cứ pháp lý của biện pháp tạm giữ phương tiện giao thông
  • Trật tự thị trường trong bối cảnh mới
  • Khiếu kiện về đất đai - thực trạng, nguyên nhân và giải pháp
  • Luật quản lý thuế và những vấn đề cần bàn thêm
  • Án lệ trong pháp luật thực định Việt Nam (phần II)
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%