Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cấm doanh nghiệp nhà nước “đầu tư mạo hiểm”

Kết quả kiểm toán vừa được Kiểm toán Nhà nước công bố cho thấy, tính đến đầu năm 2009, tổng số nợ phải trả của 20 TCT là 86.063 tỷ đồng trong khi đó, vốn chủ sở hữu chỉ có 47.917 tỷ đồng.
 
Bộ Tài chính (BTC) vừa ban hành quy chế tài chính của công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở  hữu (Cty MTV) nhằm lành mạnh hoá tình hình tài chính của DNNN vốn được Kiểm toán Nhà nước nhận định: “Công tác hạch toán kế toán còn nhiều sai sót; nhiều đơn vị chưa phản ánh đúng tình hình sản xuất, nguồn vốn, doanh thu, chi phí… đã dẫn đến tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau và lãi giả - lỗ thật”. 

Kết quả  kiểm toán vừa được Kiểm toán Nhà nước công bố cho thấy, tính đến đầu năm 2009, tổng số nợ phải trả của 20 TCT là 86.063 tỷ đồng trong khi đó, vốn chủ sở hữu chỉ có 47.917 tỷ đồng.  

Theo ông Lê  Minh Khái, Phó tổng Kiểm toán Nhà nước, nhìn chung hệ số nợ phải trả do phát hành trái phiếu; vay vốn ngân hàng, tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính, cá nhân, tổ chức ngoài công ty; vay vốn của người lao động và các hình thức huy động vốn khác của DNNN vẫn khá an toàn (hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu bình quân là 1,8 lần). Tuy nhiên, có không ít đơn vị “sống” chủ yếu dựa vào vốn vay và chiếm dụng vốn lẫn nhau nên tình hình tài chính thiếu ổn định. Trong đó có những đơn vị đã nằm trong tình trạng “báo động” như TCT Xây dựng công trình giao thông 6 có hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu lên tới trên 30 lần, TCT Xây dựng công nghiệp Việt Nam (16,47 lần), TCT Xây dựng Hà Nội (14 lần), TCT Cơ khí xây dựng hơn 7 lần…  

Để lành mạnh hoá tình hình tài chính của các Cty MTV đồng thời tạo điều kiện cho các DNNN huy động vốn để đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, theo quy định mới của BTC, Cty MTV vẫn được phát hành trái phiếu; vay vốn ngân hàng, tổ chức tài chính, cá nhân, tổ chức ngoài công ty… nhưng hệ số nợ phải trả/vốn điều lệ không vượt quá 3 lần. Công ty MTV có nhu cầu vay vốn vượt quá 3 lần phải báo cáo chủ sở hữu xem xét, quyết định (chủ sở hữu và BTC sẽ theo dõi và giám sát nguồn vốn vay vượt 3 lần vốn điều lệ) 

Công ty MTV có hoạt động kinh doanh về đầu tư tài chính, chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm, quỹ đầu tư… nhưng không thuộc ngành nghề kinh doanh chính thì không được phát hành trái phiếu để đầu tư vào lĩnh vực này. 

Trong mọi trường hợp, người phê duyệt phương án huy động vốn phải chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát, đảm bảo vốn huy động được sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng và có hiệu quả. Chủ sở hữu giám sát chặt chẽ việc huy động và sử dụng vốn tại các công ty MTV còn BTC sẽ thực hiện việc kiểm tra, giám sát theo quy định của pháp luật.  

Cũng theo quy định mới, chỉ có hội đồng thành viên mới có quyền quyết định các phương án huy động vốn có tổng giá trị lớn hơn vốn điều lệ của công ty. Nếu phân cấp cho tổng giám đốc, giám đốc quyết định thì mức phân cấp cụ thể phải được ghi trong điều lệ và quy chế tài chính của công ty. 

BTC vẫn cho phép công ty MTV được sử dụng tài sản để  đầu tư ra ngoài công ty, nhưng phải sử dụng tối thiểu 70% tổng nguồn vốn đầu tư vào các lĩnh vực thuộc ngành nghề kinh doanh chính. Tổng mức đầu tư ra ngoài không vượt quá mức vốn điều lệ.  

Đối với hoạt động đầu tư góp vốn vào lĩnh vực được xếp vào nhạy cảm như ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, công ty MTV chỉ được đầu tư vào mỗi lĩnh vực một DN; mức vốn đầu tư không vượt quá 20% vốn điều lệ của DN nhận góp vốn và phải đảm bảo mức vốn góp của công ty mẹ và các công ty con không vượt quá mức 30% vốn điều lệ của DN nhận vốn góp.  

BTC nghiêm cấm công ty MTV góp vốn mua cổ phần của DN khác mà  người quản lý, điều hành hoặc người sở hữu là vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị  em ruột của thành viên hội đồng thành viên, kiểm soát viên, ban giám đốc và kế toán trưởng DN công ty MTV; góp vốn hoặc mua cổ phần của quỹ đầu tư mạo hiểm, quỹ đầu tư chứng khoán hoặc công ty đầu tư chứng khoán. 

Liên quan đến việc đầu tư ngoài ngành, theo số liệu vừa được Kiểmtoán Nhà nước công bố, tính đến đầu năm 2009, Vietnam Airline đầu tư vào Ngân hàng TMCP Kỹ thương 101,5 tỷ đồng; Bảo hiểm Bảo Minh và Bảo hiểm Hàng không 157,7 tỷ đồng; Công ty chứng khoán Hoà Bình 7,2 tỷ đồng. Vinafood 2 đầu tư vào Bảo hiểm Bảo Minh 26,8 tỷ đồng; Vietcombank và các đơn vị khác 95 tỷ đồng. TCT Hoá chất đầu tư vào Bảo hiểm Bảo Minh và Công ty chứng khoán VICS 24 tỷ đồng. Viettel đầu tư vào Ngân hàng TMCP Quân đội 340 tỷ đồng; Cty Tài chính Vinaconex 64 tỷ đồng. Vinataba đầu tư vào các tổ chức tín dụng 64,6 tỷ đồng, đầu tư vào lĩnh vực bảo hiểm 16,5 tỷ đồng. TCT Cảng hàng không miền Nam đầu tư vào các tổ chức tín dụng 300,7 tỷ đồng. TCT Bến Thành đầu tư vào lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán 243,2 tỷ đồng. Saigontourist đầu tư vào lĩnh vực ngân hàng 230 tỷ đồng, chứng khoán 32 tỷ đồng, góp vốn vào các quỹ đầu tư 57,2 tỷ đồng…  

Theo yêu cầu của BTC, ngày 1.7.2012 là hạn cuối cùng để các TCT kể trên và hàng trăm DNNN khác phải bán toàn bộ  phần vốn góp vào quỹ đầu tư mạo hiểm, quỹ  đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán. Tất cả công ty TNHH có mức vốn đầu tư  ra ngoài vượt quá mức quy định đều phải bán lại phần vốn đã góp vượt định mức trước ngày 1/7/2012.

(Theo Mạnh Bôn // Báo đầu tư)

  • “Không nên có nhiều công ty định mức tín nhiệm”
  • Doanh nghiệp muốn nộp thuế đất cũng khó
  • Kinh doanh du thuyền trên vịnh Hạ Long: “Mắc cạn” vì... hướng dẫn
  • Doanh nghiệp trọng tòa hơn trọng tài
  • Nhiều kẽ hở từ dự thảo Luật Hải quan
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%