Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Năm 2010: Nguy cơ tăng cao số vụ kiện chống bán phá giá

Tiến sĩ Peter Koenig cho biết sẽ có thêm nhiều vụ chống bán phá giá trong thời gian tới. Ảnh: Thu Nguyệt.

Số vụ kiện chống bán phá giá được dự báo tăng cao trong năm nay khi nền kinh tế thế giới hồi phục, và một số mặt hàng của Việt Nam cũng có nguy cơ bị kiện chống bán phá giá trong thời gian tới nếu không cẩn trọng.

Tiến sĩ Peter Koenig, một luật sư Mỹ có hơn 25 năm kinh nghiệm trong các vấn đề về chống bán phá giá, cho biết số vụ kiện chống bán phá giá (CBPG) trên thế giới có thể sẽ tăng cao hơn trong năm nay khi nền kinh tế thế giới đang bắt đầu hồi phục và Việt Nam có thể bị ảnh hưởng. Dự báo trên được ông Koenig đưa ra trong buổi tọa đàm về chống bán phá giá, chống trợ cấp liên quan đến xuất khẩu Việt Nam diễn ra tại TPHCM ngày 11-3.

Theo ông Koenig, năm nay năng lực tài chính của các doanh nghiệp Mỹ sẽ khả quan hơn; vì thế, có thể họ sẽ có tiền để bắt đầu các vụ kiện nhằm áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại đối với các nước xuất khẩu nếu họ thấy lợi ích bị ảnh hưởng. Có ba biện pháp phòng vệ thương mại, gồm biện pháp chống bán phá giá, trợ cấp và thuế chống trợ cấp, và biện pháp tự vệ.

Các báo cáo chính thức cũng cho thấy các vụ kiện CBPG sẽ tăng cao trong thời gian tới ở thị trường Mỹ. Vì Mỹ là một trong những thị trường xuất khẩu lớn, nên xu hướng này sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến Việt Nam.

Bà Nguyễn Thị Thu Trang, thành viên của Hội đồng Tư vấn về phòng vệ thương mại (TRC) của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), cho biết Việt Nam có thể sẽ đối mặt với khá nhiều vụ kiện CBPG trong thời gian tới do phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu.

Năm 2009 được xem là năm kỷ lục về các vụ điều tra chống lại hàng hóa Việt Nam với tổng cộng 7 vụ phòng vệ thương mại ở 6 thị trường đối với các mặt hàng giấy, giầy và đế giầy cao su, túi nhựa PE, đĩa ghi DVD, máy điều hòa, thép cuộn. Trong đó, lần đầu tiên Việt Nam bị kiện kép; cụ thể, sản phẩm túi nhựa PE của Việt Nam vừa bị điều tra chống bán phá giá vừa bị điều tra chống trợ cấp. Theo ông Koenig, đây sẽ là tiền lệ gây bất lợi cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.

Theo bà Trang, số vụ Việt Nam bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại (thường thấy nhất là biện pháp CBPG) là 42 vụ tính từ năm 1994 đến nay. Con số này không nhiều so với nhiều nước. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là mặc dù một số nước có số vụ bị áp biện pháp phòng vệ thương mại cao, nhưng tỷ lệ gia tăng số vụ của họ đang chậm lại, trong khi Việt Nam lại tăng cao trong những năm gần đây.

Một số mặt hàng dễ bị điều tra CBPG

Theo ông Koenig, các nhà xuất khẩu có thể đề phòng từ xa bằng cách tìm hiểu để biết thị trường họ có ý định xuất khẩu có tiền lệ kiện CBPG không.

Cụ thể như, Mỹ hay kiện CBPG đối với một số mặt hàng như ống nước bằng thép, đồ gỗ nội thất, cá tra, cá basa, đinh và ốc vít. Ngoài ra, mặt hàng dệt may cũng có thể bị kiện ở Mỹ và một số thị trường khác. Do đó, theo ông Koenig, các nhà xuất khẩu những sản phẩm trên vào thị trường Mỹ nên cẩn trọng.

Ông Koenig cũng cho biết Mỹ đang kiện mặt hàng máy lạnh, máy điều hòa của Trung Quốc, Hàn Quốc, và Mỹ có thể nghĩ đến việc kiện những nhà xuất khẩu nhỏ hơn, như Việt Nam. Hiện Argentina cũng đang điều tra mặt hàng máy lạnh của Việt Nam.

Theo ông Koenig, các nhà xuất khẩu nên chú ý đến giai đoạn kết thúc 5 năm áp biện pháp CBPG của một số mặt hàng; vì đến giai đoạn này, các nước sẽ tiến hành rà soát lại, và đây có thể là lúc mở đầu cho việc kiện CBPG các nhà xuất khẩu khác trong ngành đó.

Ví dụ như, hiện Mỹ đang rà soát cuối kỳ CBPG đối với đồ gỗ Trung Quốc sau 5 năm, và có thông tin cho rằng do đồ gỗ Trung Quốc bị áp CBPG nên lượng đồ gỗ Việt Nam xuất sang Mỹ tăng cao. Đây là một yếu tố dễ dẫn đến việc Mỹ có thể chuyển hướng kiện CBPG sang Việt Nam.

Trên thực tế cũng khó biết trước sản phẩm nào sắp bị điều tra. “Các nhà sản xuất ở Mỹ thường không công bố thông tin về việc sắp kiện hàng hóa nào, vì họ muốn làm các nhà xuất khẩu trở tay không kịp”.

Đa dạng hóa thị trường, bán với giá không bị kết luận CBPG, và xuất các sản phẩm nước bạn không sản xuất, lập nhà máy sản xuất ở nhiều nước, sổ sách kế toán rõ ràng cũng được xem là những bước chuẩn bị mà các nhà xuất khẩu có thể làm để ngă ngừa hoặc giảm thiệt hại khi bị điều tra CBPG.

Việt Nam có nhiều hy vọng trong vụ kiện Mỹ lên WTO về tôm xuất khẩu đông lạnh

Tiến sĩ Peter Koenig: Có 3 lý do để Việt Nam có thể hy vọng trong vụ kiện này. Thứ nhất, Mỹ không có mặt hàng tôm giống với tôm đông lạnh của Việt Nam. Thứ hai, đã có nhiều nước thắng kiện Mỹ về biện pháp “zeroing” (quy về bằng 0) trong tính biên độ phá giá vốn đang được áp dụng với mặt hàng tôm đông lạnh của Việt Nam. Thứ ba, hiện có lục đục trong nội bộ các nhà sản xuất tôm của Mỹ, nên họ không quan tâm nhiều đến việc áp CBPG lên tôm của Việt Nam.

Tiến sĩ Đinh Thị Mỹ Loan, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn về Phòng vệ thương mại của VCCI : Tôi thấy lạc quan về vụ kiện vì chính phủ đã chuẩn bị khá tốt. Nếu thắng, từ nay trở về sau tôm đông lạnh của Việt Nam sẽ không bao giờ bị áp biện pháp “zeroing” nữa, sẽ có lợi cho ta.

(Theo Thu Nguyệt // Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • “Không nên có nhiều công ty định mức tín nhiệm”
  • Doanh nghiệp muốn nộp thuế đất cũng khó
  • Kinh doanh du thuyền trên vịnh Hạ Long: “Mắc cạn” vì... hướng dẫn
  • Doanh nghiệp trọng tòa hơn trọng tài
  • Nhiều kẽ hở từ dự thảo Luật Hải quan
  • Cần làm rõ một số điểm
  • Căn cứ pháp lý của biện pháp tạm giữ phương tiện giao thông
  • Trật tự thị trường trong bối cảnh mới
  • Khiếu kiện về đất đai - thực trạng, nguyên nhân và giải pháp
  • Luật quản lý thuế và những vấn đề cần bàn thêm
  • Án lệ trong pháp luật thực định Việt Nam (phần II)
  • Án lệ trong pháp luật thực định Việt Nam (Phần 1)
  • Suy ngẫm về các “chiêu lách luật”
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%