Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Công ty cổ phần Cơ khí xây dựng Hồng Long: Khổ vì cơ quan quản lý

Công ty cổ phần Cơ khí xây dựng Hồng Long bất bình trước việc UBND TP. Hải Phòng ra Thông báo số 118/TB-UBND liên quan đến việc cấp đất cho doanh nghiệp này đi ngược lại một loạt công văn trước đó của mình.
 
Kết luận trong Thông báo số 118/TB-UBND ngày 20/3/2009 của UBND TP. Hải Phòng không nhận được sự đồng thuận của Công ty cổ phần Cơ khí xây dựng Hồng Long và đang có nguy cơ làm phát sinh tranh chấp giữa doanh nghiệp này với Công ty cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền phong tại TP. Hải Phòng.

Sự không đồng thuận đã được phân tích rõ trong đơn kiến nghị đề ngày 25/7/2010 của Công ty cổ phần Cơ khí xây dựng Hồng Long. Cụ thể, theo Quyết định 03/UBND-QĐ ngày 3/1/2007, Công ty đã được UBND TP. Hải Phòng cho thuê 10.000 m2 đất tại phường Hưng Đạo, quận Dương Kinh để xây dựng nhà máy sản xuất và đã được Sở Tài nguyên và Môi trường Hải Phòng cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AD789981 ngày 10/8/2007. Năm 2008, Công ty đã xây dựng xong và đưa nhà máy vào hoạt động ổn định.

Do yêu cầu xây dựng các công trình phụ trợ, Công ty có nhu cầu xin thuê thêm 3.002,1 m2 đất liền kề với diện tích đất đã được Thành phố giao. Đây là diện tích ban đầu dự kiến làm đường đi chung cho các doanh nghiệp trong khu, nhưng sau đó được điều chỉnh sang đất sản xuất.

Yêu cầu xin thuê đất của Công ty Hồng Long đã được UBND TP. Hải Phòng cho phép trong Công văn số 5045/UBND-ĐC, ban hành ngày 1/9/2008 về việc hướng dẫn Công ty Hồng Long thuê đất tại phường Hưng Đạo, quận Dương Kinh. Văn bản này có nêu rõ: “UBND Thành phố có ý kiến như sau: cho phép Công ty cổ phần Cơ khí xây dựng Hồng Long thuê diện tích 3.002,1m2 trước đây quy hoạch làm đường đi chung, nay điều chỉnh quy hoạch không sử dụng làm đường đi chung. Diện tích này, Công ty đã thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng, hiện đang quản lý”.

Đồng thời, Công văn số 5523/UBND-ĐC ngày 23/9/2008 nêu ý kiến của ông Trịnh Quang Sử, Chủ tịch UBND TP. Hải Phòng (khi đó) yêu cầu các sở, ngành liên quan “khẩn trương thực hiện chỉ đạo” của UBND Thành phố tại Công văn 5045/UBND-ĐC.

Mặt khác, trong Công văn số 6010/UBND-ĐC ngày 17/10/2008, một lần nữa, UBND TP. Hải Phòng có ý kiến về việc điều chỉnh Chứng chỉ quy hoạch số 33/CCQH ngày 14/2/2007 của Sở Xây dựng đã cấp cho Công ty Nhựa Thiếu niên Tiền phong và “cấp chứng chỉ quy hoạch khu đất có diện tích 3.002,1 m2 được điều chỉnh trên cho Công ty Hồng Long”. Như vậy, nếu chiếu theo những quy định trong các văn bản này, thì phần diện tích 3.002,1 m2 trước đây dự kiến làm đường quy hoạch đã được UBND TP. Hải Phòng đồng ý cho Hồng Long thuê và chuyển thành đất sản xuất.

Chính vì được sự chấp nhận của UBND TP. Hải Phòng, nên tại thời điểm đó, Công ty Hồng Long đã đền bù toàn bộ diện tích này cho người dân khi thực hiện dự án, hoàn tất các thủ tục thuê đất và chỉ chờ Thành phố ra quyết định cho thuê đất.

Tuy nhiên, đến ngày 20/3/2009, UBND TP. Hải Phòng lại ban hành Thông báo số 118/TB-UBND, với nội dung chuyển diện tích 3.002,1 m2 mới được giao cho Công ty Hồng Long sang làm đường theo như quy hoạch như ban đầu. Đây cũng chính là lý do mà ngày 10/6/2010, Công ty Nhựa Thiếu niên Tiền phong đã có Công văn số 14/NTP đề nghị UBND TP. Hải Phòng “xem xét phê chuẩn và tạm giao diện tích 3.002,1 m2 cho Công ty làm chủ đầu tư quản lý thi công và hoàn thành đường đi chung”.

Điều khiến Công ty Hồng Long rất bức xúc là, Thông báo 118/TB-UBND của UBND TP. Hải Phòng đã phủ nhận hoàn toàn kết luận của Sở Xây dựng tại trong Công văn 509/SXD-QLQH ngày 7/5/2008 và đi ngược lại với những kết luận trong các công văn 5045/UBND-ĐC, 5523/UBND-ĐC, 6010/UBND-ĐC của chính UBND Thành phố.

Trước đó, trong Công văn 509/SXD-QLQH ngày 7/5/2008 của Sở Xây dựng gửi UBND TP. Hải Phòng nêu rõ: “Trước đây, khu vực này có nhiều đơn vị được Thành phố cho thuê đất, nên cần có đường quy hoạch chung cho các đơn vị. Khi Công ty cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền phong thuê hết khu vực này, thì đường sử dụng chung không cần thiết… Các đơn vị sử dụng có liên quan đến đường quy hoạch đã tiếp giáp với đường 355, vì vậy không cần có đường quy hoạch dùng chung, diện tích đất dự kiến làm đường quy hoạch chuyển sang đất sản xuất để không lãng phí”.

Từ vụ việc trên cho thấy, nếu khúc mắc không được giải quyết một cách triệt để và thấu đáo, thì không những gây khó khăn, thiệt hại cho doanh nghiệp, mà còn tạo ra những hệ luỵ khác trong việc chấp hành các chính sách về quản lý đất đai của cơ quan có thẩm quyền.

(Theo Đồng Yến // Báo đầu tư)

  • “Không nên có nhiều công ty định mức tín nhiệm”
  • Doanh nghiệp muốn nộp thuế đất cũng khó
  • Kinh doanh du thuyền trên vịnh Hạ Long: “Mắc cạn” vì... hướng dẫn
  • Doanh nghiệp trọng tòa hơn trọng tài
  • Nhiều kẽ hở từ dự thảo Luật Hải quan
  • Quy định mới về kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng: Doanh nghiệp nhỏ thấp thỏm lo… phá sản
  • Có thể góp vốn bằng thương hiệu
  • NĐ 107: 'Gỡ' hay 'thắt" đối với doanh nghiệp kinh doanh gas?
  • Xây dựng cơ chế quản lý của chủ sở hữu
  • Hải quan điện tử tại Hải Phòng: Thêm cơ hội cho doanh nghiệp
  • Xây dựng nhà máy giết mổ gia súc, gia cầm tại Hạ Long: Muốn đầu tư... không dễ?
  • Phụ cấp ưu đãi của viên chức khí tượng thủy văn từ 20%-50%
  • Hệ số điều chỉnh nhân công, máy theo mức lương tối thiểu mới
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%