Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đánh “nhầm” thuế ?

Cần sớm làm rõ loại nhựa nào phải áp dụng mức thuế bảo vệ môi trường (ảnh: Sản xuất bao bì tại Công ty nhựa Tân Đại Hưng)

Nhiều DN ngành nhựa cho rằng Luật thuế bảo vệ môi trường đang “đánh” nhầm vào nhiều sản phẩm nhựa.

Ngày 1/1/2012, Luật thuế bảo vệ môi trường (LTBVMT) chính thức có hiệu lực thì các DN nhựa mới tá hỏa vì bị áp thuế lên tất cả bao bì nhựa.

Mỗi nơi hiểu một kiểu

Chính phủ đã có Nghị định 67/2007/NĐ-CP ngày 8/8/2011 và Bộ Tài chính đã có thông tư số 152/2011/TT-BTC ngày 1/11/2011 quy định: “Túi ni lông thuộc diện đánh thuế là loại túi, bao bì nhựa mỏng làm từ mạng nhựa đơn HDPE, LDPE hoặc LLDPE, trừ bao bì đóng gói sẵn hàng hóa và túi ni lông đáp ứng tiêu chí thân thiện với môi trường theo quy định của Bộ TNMT”. Trong đó, mức thuế áp dụng mới từ 30- 40 nghìn đồng/kg nhựa. Hầu hết các DN nhựa cho rằng: Nội dung của nghị định và thông tư bao hàm quá rộng nhưng chưa rõ ràng, tạo nhiều cách hiểu khác nhau về đối tượng chịu thuế.

Ngày 26/10/2011, Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai đã có văn bản gửi Cty TNHH Phúc Lê Gia ghi rõ: “Đối tượng chịu thuế BVMT là sản phẩm dạng túi, bao bì, do đó đối với màng ni lông để che phủ trong ngành nông nghiệp không thuộc đối tượng chịu thuế…”. Nhưng trước Nghị định và thông tư hướng dẫn thực thi đã dẫn đến tình trạng nhiều nơi cứ thấy loại nào bao bì nhựa là đánh thuế.

Trong khi nhiều nước trên thế giới, túi xốp có độ dày dưới 25micron mới thuộc đối tượng bị hạn chế sử dụng. Túi nhựa xốp HDPE phổ biến tại VN có độ dày từ 10micron đến 30micron, với loại túi này không có giá trị tái sinh cao. Còn túi HDPE có độ dày từ 80micron dùng để các sản phẩm phục vụ nông nghiệp… thì gần như hoàn toàn thu gom tái chế sử dụng lại. Do đó, vấn đề được các DN nhựa đặt ra là: Cần sớm phải làm rõ loại nhựa nào phải áp dụng mức thuế 30 đến 40.000 đồng/1kg.

Trước thực trạng trên, ngày 6/2/2012 DN tư nhân Di Đại Hưng đã chính thức có văn bản gửi Cục Thuế TP HCM yêu cầu xác định đúng đối tượng bao bì nhựa chịu thuế BVMT và làm rõ nhiều nội dung của nghị định và thông tư trên. Theo đó, đối tượng nộp thuế theo LTBVMT chỉ là túi ni lông và túi nhựa xốp siêu mỏng khó phân hủy, mang xách hàng hóa, các loại túi có quai sách dùng đựng hàng hóa. 

Làm khó ngành nhựa

Nếu thu thuế “đổ đồng” DN bắt buộc áp giá sản phẩm theo mức thuế và mất khả năng cạnh tranh với sản phẩm NK.

Theo thống kê của Hiệp hội nhựa VN (VPA) hiện có trên 2.200 DN tham gia vào sản xuất, kinh doanh nhựa, với khoảng hơn 200 nghìn lao động. Trong năm 2011, tổng doanh thu của ngành ước đạt 7,9 tỉ USD, tăng 38,6% so với cùng kỳ năm trước, sản lượng nguyên liệu tiêu thụ đạt 3,1 triệu tấn nhựa, tương đương 5,5 tỉ USD tăng 14,8% số lượng và 37,5% về giá trị. Ông Hồ Đức Lam - Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký VPA cho rằng: Trước rất nhiều khó khăn nhưng DN nhựa VN đạt được kết quả này là đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của ngành nhựa. Tuy nhiên, hơn một tháng nay khi LTBVMT được áp dụng đã gây ra rất nhiều khó khăn và thiệt hại cho DN ngành nhựa. Đồng quan điểm này, ông Lê Minh Cường - Chủ tịch HĐTV TGĐ Cty CP bao bì nhựa Tân Tiến cho biết: “Doanh thu của Cty tháng 1/2012 đạt khoảng 104 tỉ đồng nhưng với mức độ đánh thuế hiện tại mỗi tháng Cty phải đóng 120 tỉ đồng tiền thuế. Trong khi đó, sản phẩm của DN chủ yếu là bao bì nhựa đóng gói chứ không có sản phẩm nằm trong diện đánh thuế đặc biệt theo Luật BVMT. Với cách tính hiện tại thì 100% sản phẩm của Cty bị đánh thuế đặc biệt khiến chúng tôi chưa biết xoay sở ra sao”. 

Thực trạng trên đang làm triệt tiêu sản phẩm nhựa của DN trong nước do các DN nhựa phải tăng giá gấp đôi nên hàng loạt khách hàng tính đến phương án nhập hàng từ các nước khác. Ông Phạm Trung Cang - TGĐ Cty Nhựa Tân Đại Hưng chia sẻ: “Với mức thuế hiện tại DN không bị thiệt nếu tự động đánh vào giá người tiêu dùng nhưng với mức đánh từ 32 đến 40 nghìn đồng/1kg nhựa thì những hàng nhập khẩu có chịu mức thuế này hay không ?”.

Ngay việc đánh thuế vào bao bì cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp vào hàng hóa trong nước bởi tỉ lệ giá thành bao bì chiếm khá lớn trong từng sản phẩm. Nếu các DN này dùng bao bì nội bắt buộc phải nâng giá thành và chính sản phẩm của họ mất đi khả năng cạnh tranh. Điều này, có thể thấy được các DN nội thiệt kép. Đấy là chưa kể tình trạng mặt hàng nhựa nhập lậu tràn lan thì liệu ai có thể bảo vệ sản phẩm nhựa nội ?.  

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

  • “Không nên có nhiều công ty định mức tín nhiệm”
  • Doanh nghiệp muốn nộp thuế đất cũng khó
  • Kinh doanh du thuyền trên vịnh Hạ Long: “Mắc cạn” vì... hướng dẫn
  • Doanh nghiệp trọng tòa hơn trọng tài
  • Nhiều kẽ hở từ dự thảo Luật Hải quan
  • Chỉ dẫn địa lý : Cách thức bảo hộ quốc tế
  • Quỹ đầu tư bất động sản : Thiếu hành lang pháp lý
  • Giải pháp đơn giản hóa điều kiện xác nhận vốn pháp định
  • Lao động nước ngoài thuê nhà: Nên hoàn thuế GTGT
  • Quản lý hoạt động khai thác khoáng sản: Sờ đâu sai đó
  • Văn bản giảm tuổi thọ
  • Hạn chế tai nạn lao động: Chế tài chưa đủ mạnh
  • Quy hoạch Ngành giấy : Thiếu chuẩn về công nghệ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%