Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đề xuất sở hữu chung cư có thời hạn

 Nghiên cứu cơ chế về việc sở hữu nhà ở có thời hạn, đặc biệt là nhà ở chung cư, Bộ Xây dựng cho rằng, việc quy định sở hữu nhà ở có thời hạn sẽ tạo điều kiện thuận tiện cho việc nâng cấp, cải tạo lại nhà cũ.

Bộ Xây dựng vừa có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ phân tích số liệu Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam 2009 phục vụ việc hoạch định chính sách phát triển lĩnh vực nhà ở và một số lĩnh vực khác của Bộ.
 
Theo đó, trên cơ sở số liệu của cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, Bộ Xây dựng dự báo đến năm 2015, dân số Việt Nam sẽ lên tới 91,5 triệu người, nhu cầu về nhà ở lúc đó là gần 2 tỷ m2 sàn (căn cứ chỉ tiêu diện tích 21,5m2/người) và tương đương với nhu cầu vốn đầu tư là 2.205.000 tỷ đồng.
 
Đến năm 2020, con số ấy lần lượt là 96,4 triệu người và 2,4 tỷ m2 sàn (chỉ tiêu diện tích là 25m2/người) và 1.767.000 tỷ đồng.
 
Liên quan đến vấn đề sở hữu nhà, Bộ Xây dựng cho rằng cần nghiên cứu cơ chế về việc sở hữu nhà ở có thời hạn, đặc biệt là nhà ở chung cư. Việc quy định sở hữu nhà ở có thời hạn sẽ tạo điều kiện thuận tiện cho việc nâng cấp, cải tạo lại nhà cũ.
 
Bên cạnh đó, cần phát triển đa dạng các loại nhà ở để bán và cho thuê nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường và điều kiện thu nhập của các tầng lớp dân cư;
 
Khuyến khích phát triển nhà chung cư phù hợp với điều kiện cụ thể của từng loại đô thị để góp phần tăng quỹ nhà ở; hạn chế, tiến tới chấm dứt việc giao đất lẻ cho các hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng nhà ở; nghiêm cấm việc xây dựng nhà ở tự phát tại các đô thị;
 
Do đặc thù của quá trình phát triển kinh tế, giá nhà đất có thể sẽ tiếp tục tăng cao làm cho cơ hội của đại bộ phận người dân có thể sở hữu nhà ở riêng sẽ rất khó khăn.
 
Chính vì vậy, để phù hợp với nhu cầu cần cải thiện chỗ ở, phù hợp với thu nhập người dân, đẩy mạnh phát triển loại hình nhà ở cho thuê. Quỹ nhà ở cho thuê được phát triển bởi chính quyền địa phương và các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. Các doanh nghiệp được nhà nước hỗ trợ về đất, tài chính, cơ sở pháp lý.
 
Vấn đề vốn cũng là yếu tố rất quan trọng đối với lĩnh vực phát triển nhà ở vì hoạt động đầu tư trong lĩnh vực nhà đất luôn đòi hỏi phải có một lượng vốn rất lớn. Do vậy, tăng cường khả năng huy động nguồn vốn đầu tư của các thành phần kinh tế tham gia phát triển nhà ở, đẩy mạnh chủ trương kích cầu là một trong những vấn đề rất cần thiết.
 
Bộ Xây dựng cũng đề xuất với Chính phủ nghiên cứu cơ chế xác định, quy hoạch quỹ đất dự trữ dành cho phát triển nhà ở, đặc biệt là quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội và nhà ở cho công nhân thuê.

(Dân Trí)

  • “Không nên có nhiều công ty định mức tín nhiệm”
  • Doanh nghiệp muốn nộp thuế đất cũng khó
  • Kinh doanh du thuyền trên vịnh Hạ Long: “Mắc cạn” vì... hướng dẫn
  • Doanh nghiệp trọng tòa hơn trọng tài
  • Nhiều kẽ hở từ dự thảo Luật Hải quan
  • Đủ kiểu gian lận
  • Hóa đơn tự in: Dao hai lưỡi
  • Khó xử lý cạnh tranh không lành mạnh
  • Kiến nghị không xây nhà riêng lẻ
  • Luật Khoáng sản (sửa đổi): Vẫn chờ công khai thu - chi
  • Đối tượng được miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp
  • Đối thoại Hải quan và DN TP HCM: Cởi mở để tháo nút thắt
  • Ghép nhiều TTHC về bảo hiểm xã hội thành 1 thủ tục đơn giản, hiệu quả hơn
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%