Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

DN nên chủ động đối mặt với tranh chấp

Khi nền kinh tế khó khăn thì những nguy cơ dẫn đến tranh chấp thương mại lại càng trở nên hiện hữu. “Những cảnh báo về các tranh chấp thương mại trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế” là vấn đề được Trung tâm Trọng tài Quốc tế VN (VIAC) đặt ra với mong muốn các DN nên chủ động và sẵn sàng đối mặt với các tranh chấp thương mại.

M  ất khả năng thanh toán, mất khả năng thực hiện các nghĩa vụ thương mại, nghĩa vụ tài chính… buộc các DN và nhà đầu tư phải vi phạm cam kết, vi phạm hợp đồng là những hiện tượng khá phổ biến, thời gian gần đây.

Mặc dù, chưa có những con số thống kê cụ thể về tình trạng tranh chấp thương mại. Tuy nhiên, theo cảnh báo của VIAC, tình hình kinh tế khó khăn hiện nay đã kéo theo tình trạng không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ phát sinh từ các giao dịch thương mại. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến các tranh chấp về hợp đồng, tranh chấp trong nội bộ các DN. Nền kinh tế thế giới khó khăn. Khu vực DN FDI cũng lãnh chịu phản ứng dây truyền một cách rõ rệt. Ông Nguyễn Đình Cung - Phó Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương cho biết, trong lĩnh vực đầu tư FDI, từ năm 2007 đến nay, tổng vốn đăng ký của các nhà đầu tư FDI chưa được giải ngân khoảng 100 tỉ USD. Điều này đã dẫn tới tình trạng một số dự án bị hủy bỏ, đình hoãn, rút giấy phép... Rất nhiều diện tích đất nằm trong quy hoạch rơi vào tình trạng quy hoạch “treo”. Nguy cơ tranh chấp giữa chính quyền địa phương với nhà đầu tư nước ngoài, giữa chính quyền địa phương và nhà đầu tư FDI với người nông dân bị thu hồi đất đang phát sinh.

Mặt khác, tranh chấp thương mại giữa chủ DN FDI với người lao động, chủ nợ và các bên liên quan cũng có dấu hiệu gia tăng do tình trạng một số DN FDI phá sản, đóng cửa. Chủ sở hữu và người quản lý bỏ về nước.

Chủ nghĩa bảo vệ mậu dịch cũng ngày càng tăng, sự tranh chấp thương mại giữa quốc gia với quốc gia cũng xảy ra rất nhiều.

Không chỉ có sự tranh chấp thương mại trong nước, chủ nghĩa bảo vệ mậu dịch cũng ngày càng tăng, sự tranh chấp thương mại giữa quốc gia với quốc gia cũng xảy ra rất nhiều. Luật sư Châu Huy Quang - Trọng tài viên của VIAC cho biết, các tranh chấp thương mại trong thực hiện hợp đồng kinh tế thường phổ biến ở một số lĩnh vực như: xây dựng bất động sản, tài chính tín dụng, mua bán hàng hóa, dịch vụ thương mại, hợp tác đầu tư... Các tranh chấp này thường biểu hiện qua việc DN thoái thác nghĩa vụ hợp đồng đã ký kết, “hợp thức hóa” việc bất tuân thủ hợp đồng. Để ngăn ngừa các tranh chấp, LS Quang khuyên các DN nên điều tra cẩn trọng tình hình tài chính của đối tác; cần xây dựng chế tài và các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng như bảo lãnh, đặt cọc,  thế chấp...; đánh giá và loại bỏ các căn cứ mà đối tác có thể thoái thác nghĩa vụ...

Chủ động tính toán mọi tình huống để đề ra phương án xử lý tranh chấp thương mại ngay từ giao kết hợp đồng thương mại là lời khuyên của ông Phạm Quốc Anh - Chủ tịch Hội Luật gia VN. Theo ông Quốc Anh, nhận diện tranh chấp thương mại để phòng ngừa cũng là một phần của hoạt động kinh doanh.

Không ai muốn có tranh chấp. Tuy nhiên, khi tranh chấp đã xảy ra thì lựa chọn hình thức giải quyết tốt nhất, ít thiệt hại nhất cũng là điều DN cần tính toán. Ông Phan Chí Hiếu - Hiệu trưởng Đại học Luật Hà Nội cho rằng, so với các phương thức giải quyết tranh chấp khác, phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài đã trở thành phương thức được ưa chuộng nhất trên thế giới. Lợi thế của trọng tài chính là giải quyết tranh chấp nhanh chóng, chính xác, ít ảnh hưởng đến bí mật kinh doanh, uy tín của các bên. Đáng lưu ý hơn cả, việc xét xử bằng trọng tài đã được công nhận thi hành trên 144 quốc gia là thành viên của “Công ước New York năm 1958”.

Theo LS Trần Hữu Huỳnh - Chủ tịch VIAC, xét xử bằng hình thức trọng tài có nhiều ưu thế hơn hình thức xét xử qua tòa án là chỉ qua 1 lần và với thủ tục đơn giản. Thực tế, các vụ xét xử của VIAC thời gian qua chỉ mất tối đa 5 tháng.

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

  • “Không nên có nhiều công ty định mức tín nhiệm”
  • Doanh nghiệp muốn nộp thuế đất cũng khó
  • Kinh doanh du thuyền trên vịnh Hạ Long: “Mắc cạn” vì... hướng dẫn
  • Doanh nghiệp trọng tòa hơn trọng tài
  • Nhiều kẽ hở từ dự thảo Luật Hải quan
  • Dự án Đèo Cả: Tầm của nhà đầu tư - tâm của cơ quan quản lý
  • Sửa Luật Lao động và Công đoàn: Hóa giải mâu thuẫn nội tại
  • Sai phạm từ... chỉ định thầu
  • Chuyển nhượng BĐS không kinh doanh: Tính thuế cách nào?
  • Phương án bịt “kẽ hở” quản lý
  • Gánh nặng từ phí công đoàn
  • Thu phí cà phê XK: DN khó “tâm phục, khẩu phục”
  • ATM Việt Nam: Miếng mồi ngon cho tội phạm quốc tế
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%